Cuộc sống trong lâu đài thời trung cổ ra sao?

15:00 - 11/11/2024

Trong thời kỳ trung cổ ở châu Âu, lâu đài là những công trình kiên cố nhất, là nơi ở của hoàng gia và quý tộc.

Trong khi hầu hết mọi người đã từng thấy lâu đài trong phim hoặc đọc về chúng qua tiểu thuyết, ít ai biết được cuộc sống thực sự trong lâu đài như thế nào.

Lâu đài có phòng tiệc, phòng ngai vàng, phòng ngủ, nhà bếp, và nhiều nơi còn có ngục tối - như nhà tù bên trong lâu đài, nơi giam giữ những người phạm tội chống lại nhà vua hay lãnh chúa.

Cuộc sống trong lâu đài thời trung cổ ra sao?

Ít ai biết được cuộc sống thực sự trong lâu đài như thế nào

ẢNH: G.I

Các ngục tối thường nằm ở nơi sâu nhất của lâu đài, và điều kiện ở đó rất tệ hại. Các ngục tối thường có phòng tra tấn.

Rất nhiều chuột trong lâu đài

Vì lâu đài có môi trường tối tăm, u ám và ẩm ướt nên trở thành nơi trú ngụ lý tưởng cho chuột và các loài gây hại khác. Mọi người rất sợ sự hiện diện của chuột vì chúng còn mang theo những dịch bệnh trong thời trung cổ.

Không có điện, nên lửa là nguồn sáng duy nhất. Ban ngày là thời điểm tốt nhất để làm mọi việc. Vì vậy, mọi người tận dụng ánh sáng mặt trời có sẵn, nghĩa là phải thức dậy sớm.

Hầu hết các lâu đài chỉ có cửa sổ nhỏ, công việc trong nhà bắt đầu từ lúc mặt trời mọc, và công việc ngoài trời cũng vậy. Hầu hết mọi người phải thức dậy trước khi mặt trời mọc để nhóm lửa, nấu thức ăn, chuẩn bị cho bản thân và lãnh chúa của họ trong ngày.

Lâu đài được xây dựng bằng đá với mục đích ngăn chặn kẻ thù, chứ không phải là để sống thoải mái.

Cuộc sống trong lâu đài thời trung cổ ra sao?

Rất nhiều chuột trong lâu đài

ẢNH: G.I

Vì các cửa sổ quá nhỏ nên ánh sáng mặt trời chỉ lọt vào một số ít. Nhiều phòng trong lâu đài không có cửa sổ nào nên bên trong rất lạnh, như một tủ đá.

Mặc dù bên ngoài lâu đài trông giống như những pháo đài kiên cố, nhưng bên trong, chúng thường có không gian mở và có rất ít không gian riêng tư.

Trong khi lãnh chúa và phu nhân của lâu đài sẽ có phòng riêng cho mình, phần lớn người hầu và những người khác phải dành cả ngày lẫn đêm để ở cạnh nhau, với những phòng ngủ, phòng tắm, phòng ăn chung.

Người trung cổ ăn uống cầu kỳ

Thực phẩm phải được thu hoạch, chế biến, chuẩn bị và phục vụ vào đúng thời điểm hoàn hảo.

Đồ uống có cồn như bia, rượu mật ong, rượu vang là những thức uống được ưa chuộng trong bữa ăn thời trung cổ.

Bên trong lâu đài, có một phòng tiệc nơi nhiều người trong lâu đài cùng nhau ăn. Mọi người ngồi trong các hội trường theo mức độ, vị trí quan trọng của họ.

Lãnh chúa và phu nhân ngồi ở đầu bàn và bữa ăn của họ được phục vụ đầu tiên (với chất lượng cao nhất). Sau đó, bữa ăn được phục vụ theo thứ hạng. Những người thấp nhất trong lâu đài được phục vụ cuối cùng vẫn được đối xử tốt hơn những người nông nô sống trên đồng ruộng.

Cuộc sống trong lâu đài thời trung cổ ra sao?

Bữa ăn trong lâu đài

ẢNH: G.I

Sàn nhà thường được lót bằng sậy và thảo mộc tươi để giúp thấm hút mọi thứ được mang vào từ bên ngoài.

Vào thời trung cổ, nhà bếp chủ yếu được xây dựng bằng gỗ. Với rất nhiều bếp nấu ăn khác nhau diễn ra liên tục, việc xảy ra hỏa hoạn là điều không bất thường. Điều này dẫn đến một đám cháy lớn thường kết thúc bằng việc toàn bộ nhà bếp bị cháy rụi. May mắn thay, vì lâu đài được xây bằng đá nên nhà bếp thường là khu vực duy nhất của hỏa hoạn. Cuối cùng, nhà bếp cũng được xây bằng đá, với lò sưởi để kiểm soát ngọn lửa.

Nhà vệ sinh không… vệ sinh

Vào thời đó, đi vệ sinh có nghĩa là ngồi trên một chiếc ghế dài làm bằng gỗ có đục lỗ.

Chất thải sẽ rơi vào hố xí, sau đó được đổ vào hào của lâu đài. Do không có hệ thống ống nước và thiếu vệ sinh nói chung, nên dù có người hầu phục vụ theo lệnh của các lãnh chúa và quý bà, nhưng điều đó không có nghĩa là lâu đài luôn sạch sẽ.

Phần lớn mọi người sống trong lâu đài không có phòng vệ sinh riêng nên dùng bô vệ sinh. Đây là những chiếc bát hoặc chậu thường được đặt dưới gầm giường để họ có thể đi vệ sinh vào ban đêm. Sau khi giải quyết xong việc, họ thường đẩy nó trở lại gầm giường. Việc đổ bô cũng không phải là quá trình vệ sinh nhất. Không có gì lạ khi mọi người ném đồ trong bô ra khỏi cửa sổ và ném xuống đường.

Với ít nước sạch để sử dụng, các lâu đài không được vệ sinh theo đúng chuẩn nên bệnh tật luôn hoành hành và kèm theo đó là mùi hôi thối kinh khủng. Thời đó, hầu hết mọi người không rửa tay sau khi đi vệ sinh, làm việc với động vật. Điều này khiến nhiều người dễ nhiễm bệnh. 

Các bác sĩ lúc bấy giờ không phải khi nào cũng rửa tay hoặc thậm chí vệ sinh thiết bị trước khi thực hiện ca phẫu thuật. Mãi đến giữa những năm 1800, mọi người mới bắt đầu rửa tay sau khi bác sĩ người Hungary Ignaz Semmelweis phát hiện ra rằng vệ sinh tay và dụng cụ y khoa sạch sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Cuộc sống trong lâu đài thời trung cổ ra sao?

Bô vệ sinh thời trung cổ

ẢNH: G.I

Nước tiểu của con người được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau ở thời trung cổ, bao gồm cả việc dùng làm thuốc sát trùng để rửa vết thương. Quần áo hiếm khi được giặt, nhưng khi giặt, nước tiểu cũng không phải là điều bất thường vì được dùng làm chất tẩy rửa. Để loại bỏ vết bẩn trên quần áo, mọi người thường sử dụng hỗn hợp tro, kiềm, nho xanh và nước tiểu.

Vì không có hệ thống ống nước và phần lớn mọi người sống trong lâu đài không có phòng vệ sinh riêng nên hầu hết mọi người đều dùng bô vệ sinh. Đây là những chiếc bát hoặc chậu thường được đặt dưới gầm giường để họ có thể đi vệ sinh vào ban đêm.

Sau khi giải quyết xong việc, họ thường đẩy nó trở lại gầm giường. Việc đổ bô cũng không phải là quá trình vệ sinh nhất. Không có gì lạ khi mọi người ném đồ trong bô ra khỏi cửa sổ và xuống đường bên dưới.

Thông thường, mọi người trong thời trung cổ súc miệng bằng nước và dùng giẻ lau để lau răng như một hình thức vệ sinh cơ bản. Người ta cũng thường nhai bạc hà và các loại thảo mộc khác để giúp cải thiện hơi thở. Răng của họ thường bị sâu, thối và phải nhổ răng mà không dùng thuốc gây tê.

Không giống như những người dân thường sống bên ngoài tường thành, những người sống bên trong lâu đài tắm thường xuyên hơn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là việc tắm rửa dễ dàng.

Cuộc sống trong lâu đài thời trung cổ ra sao?

Nhà bếp là nơi dễ xảy ra hỏa hoạn nhất

ẢNH: G.I

Không chỉ khó tìm nước sạch, người hầu thường phải đun nước và vận chuyển một bồn gỗ đến bất kỳ phòng nào cần. Điều này thường có nghĩa là mọi người tắm trong cùng một bồn, và trong tầm nhìn của bất kỳ ai ở cùng phòng.

Những lối đi bí mật để thoát khỏi kẻ thù

Các phòng và lối đi bí mật đặc biệt cần thiết khi các lâu đài thời trung cổ bị tấn công. Nếu kẻ thù bằng cách nào đó vượt qua được tất cả sự bảo vệ bên ngoài, một lối đi bí mật có thể là hàng phòng thủ cuối cùng của một quốc vương hay lãnh chúa.

Một số phòng bí mật trong lâu đài có cửa trông giống như một bức tường. Trốn vào một lối đi sẽ lý tưởng hơn là một căn phòng vì sẽ không bị kẹt khi tìm cách trốn thoát. Nhưng đôi khi, chờ đợi trong một căn phòng bí ẩn là lựa chọn duy nhất.

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Ông chủ trường đua - SCTV9

 

Hắc sắc nguyệt quang - SCTV9

 

Hình Cảnh - SCTV9

Xứng danh tài nữ 4 - SCTV9 lần đầu tiên phát sóng tại Việt Nam

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Nguồn: Vietcombank

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...