5 nghệ sĩ của VOV được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 2023

06:58 - 11/12/2023

Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) có 5 nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (NSND) theo quyết định do Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ký.

NSND Tuyết Thanh

Nghệ sĩ Tuyết Thanh (sinh năm 1942) là giọng ca nổi tiếng trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam giai đoạn 1965-1990, có vị trí trong số những giọng ca tiểu biểu của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. Giọng hát cao vút, đầy “lửa” của bà từng làm rung động hàng triệu trái tim khán thính giả của Đài Tiếng nói Việt Nam trên mọi miền Tổ quốc cũng như hàng vạn chiến sĩ trên mặt trận. Bà được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú đợt 2 năm 1988.

Bắt đầu sự nghiệp ca hát từ năm 1960, ca sĩ Tuyết Thanh mau chóng từ vị trí hát trong dàn đồng ca thành giọng ca chính của đoàn ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam. Bài hát đơn ca đầu tiên của Tuyết Thanh là “Nắng ấm về trên Tổ quốc” của Trần Khánh, ông cũng là một ca sĩ đồng nghiệp và sau này cùng lĩnh xướng với Tuyết Thanh trong nhiều tác phẩm lớn. Một trong những bài hát ghi dấu ấn đầu tiên cho một giọng ca nổi bật của Tuyết Thanh là “Tiếng hò trên đất Nghệ An” (Tân Huyền, 1964). 

Nghệ sĩ Tuyết Thanh thành công trong nhiều thể loại, từ nhạc cách mạng đến nhạc dân ca. Những tác phẩm bà thể hiện để lại dấu ấn đậm nét về một giọng ca có âm sắc thanh tú, thể loại đề tài đa dạng và khả năng chinh phục các cao độ mãnh liệt. Nhiều bài hát bà thể hiện đầu tiên đã trở thành dấu ấn kinh điển như “Bài ca Hà Nội” (Vũ Thanh, 1966), “Nổi trống lên rừng núi ơi” (Hoàng Vân, 1965), “Tiếng hò trên đất Nghệ An” (Tân Huyền, 1964), “Miền Nam nhớ mãi ơn Người” (Lưu Cầu, 1969), “Bài ca phụ nữ Việt Nam” (Nguyễn Văn Tý, 1970), “Bến cảng quê hương tôi” (Hồ Bắc, 1968), “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” (Phạm Tuyên, 1975, song ca cùng Đặng Hùng). Một số bài hát nổi tiếng thường được chính nghệ sĩ Tuyết Thanh hát ngay sau khi nhạc sĩ sáng tác xong, đáp ứng tính thời sự cũng như được hoàn thiện thêm sau đó.

"Bài ca Hà Nội" - NSND Tuyết Thanh NSND Kim Dung

Trong những thập niên 1960-1970, cùng với những tên tuổi như Châu Loan, Linh Nhâm, Trần Thị Tuyết, Kim Cúc,... nghệ sĩ Vũ Kim Dung đã thực sự tạo nên một dấu ấn mới trong những chương trình Tiếng Thơ của Đài Tiếng nói Việt Nam.

Nghệ sĩ Vũ Kim Dung sinh năm 1945 tại Nam Định. Được tuyển vào đoàn Cải lương Trung ương khi mới là một thiếu nữ 16 tuổi, sau rất nhiều lựa chọn, học hỏi, Kim Dung dừng lại ở con đường “chông gai” nhất là ngâm thơ. Nói chông gai, bởi ngâm thơ là loại hình nghệ thuật không có trường lớp nào đào tạo, cũng không được các nghệ sĩ quan tâm, ngoại trừ những người làm công tác bảo tồn trong ngành văn hóa.

Trong hơn 50 năm làm nghệ thuật, giọng đọc của nghệ sĩ Kim Dung đã gắn chặt với những bài thơ trong “Nhật ký trong tù” của Hồ Chủ tịch. Gần nửa thế kỷ nghệ sĩ Vũ Kim Dung mang những vần thơ của Bác đi biểu diễn khắp mọi miền Tổ quốc, và vươn ra cả nước ngoài. Dường như thơ Bác đã thấm cả vào tư tưởng, lối sống của bà, người nghệ sĩ trọn đời với giọng ngâm thơ “trời phú” nhưng luôn đầy sáng tạo của mình để phục vụ nhân dân.

Với những vần thơ của Bác, Kim Dung tri âm với khán giả tại rất nhiều chân trời, ở rất nhiều thời điểm. Đó là với đồng bào miền Nam những năm chống Mỹ, với chiến sĩ ở Trường Sơn, Côn Đảo, với đồng bào Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài. Không chỉ đi đến miền núi, hải đảo xa xôi, mang thơ Bác phục vụ đồng bào, chiến sĩ, Kim Dung còn đi đến sẻ chia nỗi đau của nhiều người.

"Ta đi tới" (Thơ Tố Hữu) - NSND Kim Dung

 

NSND Văn Chương

Nghệ sĩ Văn Chương là nghệ sĩ chèo nổi tiếng. Sinh ra và lớn lên tại Chương Mỹ, Hà Tây (cũ) - mảnh đất giàu truyền thống nghệ thuật, ngay từ nhỏ Văn Chương sớm bộc lộ tài năng ca hát. Anh trúng tuyển và trở thành diễn viên Đoàn chèo Hà Tây năm 1984, khi anh mới 16 tuổi.

Xuất thân từ "chiếng chèo" Hà Tây nổi tiếng, nghệ sĩ Văn Chương chinh phục khán giả yêu chèo bởi giọng hát mượt mà, ngọt lịm và lối diễn đằm thắm, tinh tế.

Rời Nhà hát chèo Hà Tây, nghệ sĩ Văn Chương gia nhập lực lượng nghệ sĩ của Đài Tiếng nói Việt Nam. Anh liên tục xuất hiện trong các tiết mục chèo mới, chèo cổ trong các bản thu thanh phát trên làn sóng điện của Đài Tiếng nói Việt Nam.

Gần 30 năm miệt mài lao động nghệ thuật, với chất giọng ngọt ngào, đắm thắm, ấp áp, với lối diễn xuất tinh tế, giầu cảm xúc… Văn Chương đã tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trong lòng công chúng và bạn nghề. Trở thành một trong những nghệ sĩ “vàng mười” của thế hệ diễn viên chèo hôm nay. Hiện nay, nghệ sĩ Văn Chương giữ chức vụ Phó Trưởng ban phụ trách Ban Âm nhạc (VOV3) của Đài Tiếng nói Việt Nam. 

"Đào Liễu" - NSND Văn Chương NSND Mai Hoa

Nhắc đến nghệ sĩ Mai Hoa khán giả sẽ nhớ ngay đến những ca khúc nhạc phim nổi tiếng mà chị thể hiện như trong phim “Đất và người”, “Mùa lá rụng”, “Đường đời”, “Chuyện phố phường”,…Chất giọng nữ trầm của nghệ sĩ Mai Hoa cũng trở nên ma mị hơn, da diết hơn, biến ca khúc nhạc phim có một đời sống riêng trên sân khấu âm nhạc. Không chỉ vậy chị cũng rất thành công trong vai trò một diễn viên truyền hình. Ở vai trò nào chị cũng đề lại dấu ấn mạnh mẽ trong lòng khán giả.

Đến thời điểm này, vẫn chưa có ca sĩ nào “soán ngôi” được Mai Hoa trong việc hát những ca khúc nhạc phim. Nữ nghệ sĩ cũng thừa nhận, chị là người hát nhiều nhạc phim nhất. Ca khúc nhạc phim đầu tiên chị hát là “Làng mẹ” trong bộ phim cùng tên.

Thời điểm hoàng kim, Mai Hoa từng nhận được hàng bao tải thư của khán giả. Nhất là sau vai diễn và ca khúc trong phim “Hương đất”, các lá thư của khán giả ở khắp mọi miền đổ về. Khi ra đường đi mua xăng, người dân còn nhận ra cô. Họ còn nói rằng “hình như Mai Hoa là người nhà Đài” vì có thời điểm Mai Hoa “chiếm sóng” cả 3 kênh VTV1, VTV2, VTV3 (Đài Truyền hình Việt Nam).

Hiện tại, nữ nghệ sĩ đang công tác tại Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam.

"Mùa lá rụng" - NSND Mai Hoa NSND Diệu Hương

Nghệ sĩ Diệu Hương sinh ra và lớn lên ở Quảng Trị. Chị hoạt động nghệ thuật từ năm 1995 tại Đoàn nghệ thuật Quảng Trị. Trong 7 năm liền tham gia hội diễn Chuyên nghiệp toàn quốc, nghệ sĩ Diệu Hương đạt 4 Huy chương Vàng. Năm 2001 dành được giải ca sĩ trẻ trong chương trình Sao Mai. Sau 15 năm hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp, Diệu Hương được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú tháng 5/2012 vì sự nghiệp phát triển nghệ thuật dân tộc. Hiện nay, NSƯT Diệu Hương công tác tại Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam.

Dù sinh ra ở Quảng Trị, nhưng nghệ sĩ Diệu Hương được thính giả yêu mến đặt cho nickname là Hương Huế, bởi những đóng góp của chị trong việc giữ gìn di sản Huế trên làn sóng VOV.

Ca Huế "Tình em bến đợi" - NSND Diệu Hương

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

lịch phát sóng trên truyền hình

Thanh toán hóa đơn SCTV

Không gian lạ - SCTV9

 

Công công xuất cung - SCTV9

Không khoan nhượng - SCTV9

 

Thâm cung nội chiến - SCTV9

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...