Sự tồn tại của sự sống ngoài Trái đất luôn là chủ đề kích thích sự tò mò của con người.
Trong những tuần gần đây, các nhà khoa học NASA đang rất phấn khích về một hành tinh có tên K2-18b, cách Trái đất khoảng 125 năm ánh sáng.
Cuối năm 2023, các nhà nghiên cứu tiết lộ họ dường như đã nhìn thấy một phân tử "sự sống" trên hành tinh đó. Kể từ đó, sự suy đoán và tò mò ngày càng tăng về những gì có thể coi là dấu hiệu của sự sống ở một thế giới khác. Nhưng các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng phát hiện này "không chắc chắn" và cần phải nghiên cứu thêm để xác nhận những gì đang xảy ra trên hành tinh đó.
Các nhà khoa học cho biết hiện vẫn chưa thể phân biệt rõ ràng tín hiệu trùng với khí methan. Họ đã cố gắng phân tích bằng cách sử dụng các mô hình máy tính mô phỏng tính chất vật lý và hóa học của cả phân tử và bầu khí quyển trên K2-18b. Tuy nhiên, vẫn chưa có cách nào để chắc chắn rằng những phát hiện này thực sự cho thấy sự hiện diện của dimethyl sulfide hay DMS.
Các nhà khoa học NASA vẫn đang nghiên cứu sâu hơn về hành tinh này bằng các thiết bị khác và hy vọng có thể sớm xác định xem liệu phân tử đó có tồn tại ở đó hay không.
Hình ảnh cận cảnh mặt trăng Enceladus của Sao Thổ với các đường đứt gãy (Ảnh: NASA)
Một thông tin khác liên quan đến những phát hiện về sự sống ngoài Trái đất là một nghiên cứu mới đã tiết lộ chuyển động trượt cạnh nhau dọc theo các "sọc hổ" đặc biệt trên Mặt trăng Enceladus của Sao Thổ có liên quan đến các tia tinh thể băng phun ra từ lớp vỏ băng giá của nó. Những phát hiện này có thể giúp xác định các đặc điểm của đại dương dưới bề mặt Sao Thổ. Điều này làm dấy lên những nghi ngờ rằng liệu Enceladus có thuận lợi cho sự sống hay không.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature Geoscience cho rằng Enceladus, với đại dương toàn cầu bị chôn vùi, có thể là mục tiêu hàng đầu để tìm kiếm sự sống ở những nơi khác trong hệ Mặt trời. Hiện tại, kết luận của nhóm nghiên cứu dựa trên mô phỏng máy tính và cần được xác nhận bằng các quan sát thực tế.
Nguồn: vtv.vn
Đang gửi...