Dưới đây là những diễn biến chính đáng lưu ý trong tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine ngày 21/3/2024.
Nga hạ xe tăng tốt nhất của Ukraine và chiến dịch thu hồi đầy nguy hiểm của Kiev: Strv 122 - một phiên bản điều chỉnh của Thụy Điển dựa trên xe tăng Leopard 2A5 của Đức là một trong những xe tăng tốt nhất trong cuộc xung đột ở Ukraine. Giới phân tích cho rằng, Nga muốn chiếm được xe tăng Strv 122, nếu không để nghiên cứu thì ít nhất cũng có giá trị về mặt tuyên truyền. Họ gần như đã giành được chiến lợi phẩm này cho đến khi những người điều khiển UAV của Ukraine can thiệp.
Theo Oryx, 6 chiếc Strv 122 bị hư hại và Lữ đoàn 21 đã tạm thời phải bỏ lại ít nhất 5 chiếc trên đường cũng như trên các cánh đồng quanh Kreminna. Đây là một cách thức tiêu chuẩn để các kỹ sư của Ukraine để thu hồi các xe tăng bị hư hại và vận chuyển chúng tới Litva để sửa chữa.
Để chiếm được Strv 122 một cách thuận lợi nhất, Nga đã làm cho nó bất động và kéo đi trước khi Kiev tới thu hồi. Theo Forbes, Nga đã có cơ hội đó vào tuần trước. Ngày 10/3, một máy bay không người lái FPV đã tấn công một chiếc Strv 122 cách đơn vị đồn trú chính của Lữ đoàn 21 gần 200km về phía Đông ở Terny.
Các kỹ sư của Nga đã tiếp cận chiếc Strv 122 này trước và sử dụng 2 chiếc xe cứu kéo BREM đưa nó về phía phòng tuyến của Nga cách đó khoảng 1,6km. Họ đi được nửa đường thì Lữ đoàn Tấn công số 3 của Ukraine - đơn vị giao tranh quanh Avdiivka dường như đã điều một trong các đội UAV của mình tới hỗ trợ Lữ đoàn 21, đã phát hiện ra động thái của Moscow.
Những người điều khiển UAV của Lữ đoàn số 3 đã nhắm vào chiếc BREM dẫn đầu, cho máy bay không người lái FPV bay quanh phương tiện nặng 45 tấn này cho đến khi UAV mang chất nổ nhắm vào động cơ diesel đặt ở phía sau của xe BREM. Nga đã không tiến xa được với chiến lợi phẩm tiềm năng của họ.
Tình báo Anh: Hải quân Nga hạn chế hoạt động ở Biển Đen để tránh tổn thất: Theo một đánh giá mới của tình báo Anh, Hạm đội Biển Đen của Nga đang giảm hoạt động xung quanh bán đảo Crimea sau một loạt cuộc tấn công của Ukraine thời gian gần đây.
Báo cáo tình báo của Bộ Quốc phòng Anh công bố ngày 19/3 cho hay: “Hải quân Nga rất có thể đã phải hạn chế hoạt động ở khu vực phía Đông của Biển Đen khi tổn thất ngày càng gia tăng”. Báo cáo nhận định, khi Ukraine tiến hành tấn công nhằm vào các tài sản của Nga bằng vũ khí tầm xa, Moscow buộc phải “tăng cường nỗ lực bảo vệ Hạm đội Biển Đen”.
Trên đất liền, lực lượng Ukraine liên tiếp chịu tổn thất trước lực lượng Nga dọc chiến tuyến và để mất lãnh thổ vào tay đối phương. Tuy nhiên, trên biển, Kiev dường như đã đạt được thành công trong việc nhắm mục tiêu vào các tài sản của Nga ở Biển Đen cũng như xung quanh bán đảo Crimea.
Thủ tướng Italy kêu gọi tránh leo thang ở Ukraine bằng mọi giá: Ngày 19/3, Thủ tướng Italy Giorgia Meloni lên tiếng phản đối việc đưa quân phương Tây tới Ukraine vì điều này đe dọa leo thang căng thẳng.
Trong một thông cáo báo chí tại Thượng viện Italia, bà Meloni cho rằng, đề xuất do Pháp đưa ra về khả năng can thiệp trực tiếp của quân đội các nước EU vào Ukraine đã được thảo luận rộng rãi. Italia không hề ủng hộ ý tưởng này và coi đây là điềm báo về sự leo thang nguy hiểm và cần phải tránh bằng mọi giá.
Tuần trước, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Italia, Tajani cho biết việc gửi quân NATO tới Ukraine sẽ dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ ba và không có thỏa thuận nào về vấn đề này. Ông gọi bước đi như vậy là một sai lầm, đồng thời bày tỏ hy vọng “không có quốc gia nào nghĩ tới điều này”.
10 năm Nga sáp nhập Crimea và cuộc xung đột Ukraine ngày nay: Cách đây đúng một thập kỷ, Tổng thống Putin tiến hành sáp nhập Crimea vào lãnh thổ Nga (trước đó, Crimea do Ukraine quản lý). Đến tháng 2/2022, Nga tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt” nhằm vào Ukraine. Cho tới nay, xung đột vũ trang Nga - Ukraine đã bước sang năm thứ 3. Việc Nga chiếm được bán đảo Crimea một cách nhanh chóng và không đổ máu đã chạm sâu vào tình cảm ái quốc của người dân Nga và làm uy tín, tiếng tăm của ông Putin tăng vọt tại xứ Bạch Dương. Bán đảo Crimea từ trước đó đã là nơi đặt Hạm đội Biển Đen của Nga.
>>> 10 năm Nga sáp nhập Crimea và cuộc xung đột Ukraine ngày nay
UAV không phải vũ khí tạo đột phá giúp Ukraine lật ngược tình thế trước Nga: Thực tế xung đột giữa Nga và Ukraine cho thấy, cả máy bay không người lái chuyên để sử dụng thực hiện các cuộc tấn công tầm xa lên đến hàng trăm km và máy bay không người lái thương mại đều đã chứng minh được hiệu quả trên chiến trường. Ukraine đang dựa vào việc sử dụng rộng rãi máy bay không người lái để bù đắp cho tình trạng thiếu đạn pháo và làm suy yếu năng lực quân sự của Nga. Tuy nhiên, các chuyên gia đã cảnh báo cách làm này không thể giúp Kiev thay đổi cán cân hiện nay trên chiến trường.
>>> UAV không phải vũ khí tạo đột phá giúp Ukraine lật ngược tình thế trước Nga
Nguồn: vov.vn
Đang gửi...