Chiến thuật Nga sử dụng để liên tục hạ gục máy bay chiến đấu Ukraine

14:41 - 31/10/2023

Nga có thể đã thay đổi chiến thuật chiến đấu, đồng thời sử dụng kết hợp hệ thống phòng không S-400 và máy bay cảnh báo sớm A-50 để liên tục bắn hạ nhiều máy bay chiến đấu của Ukraine trong thời gian gần đây.

Trong hai tuần qua, Lực lượng Không quân Ukraine đã phải đối mặt với nhiều tổn thất về máy bay trên chiến trường. Giới quan sát đánh giá, điều này có thể tác động đến các hoạt động chiến đấu trên bộ của Lực lượng Vũ trang Ukraine.  

Tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho hay quân đội Nga hiện sở hữu hệ thống phòng không bắn hạ 24 máy bay quân sự của Ukraine trong 5 ngày nhưng không nêu cụ thể tên hệ thống này.

Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Nga, các đơn vị phòng không nước này đã bắn hạ 19 chiếc MiG-29 của Ukraine từ ngày 14-25/10. Ngoài ra, Nga cũng đã bắn rơi một chiếc máy bay L-39, 3 chiếc Su-25 và 3 chiếc Mi-8 của lực lượng Ukraine trong cùng khoảng thời gian.

Các chuyên gia quân sự nhận định rằng, có hai lý do khiến Nga có thể gây thiệt hại cho nhiều máy bay chiến đấu của Ukraine trong thời gian gần đây. Thứ nhất là Nga thay đổi chiến thuật chiến đấu. Thứ hai, Nga đã sử dụng kết hợp hệ thống phòng không S-400 kết hợp với máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không (AWACS) A-50.

Thay đổi chiến thuật chiến đấu

Ukraine đã sử dụng máy bay chiến đấu MiG-29 mang bom lượn dẫn đường bằng vệ tinh JDAM nhằm đối phó với quân đội Nga, cũng như sử dụng tên lửa HARM để phá hủy hệ thống radar của Nga. MiG-29 có tầm hoạt động là 2.100km và trần bay tối đa là 18km.

Thông thường, những chiếc MiG-29 của Ukraine bay rất thấp để tránh bị radar của phòng không Nga phát hiện. Khi đến gần các điểm phóng JDAM hoặc HARM, máy bay bay cao hơn để tối đa hóa tầm bắn cho bom dẫn đường hoặc tên lửa. Lúc này, chúng rất dễ bị radar của Nga phát hiện và nhắm mục tiêu.

Ukraine đã khắc phục điều này bằng cách cho những chiếc MiG-29 bay qua các căn cứ tiền phương của Không quân Ukraine để tiếp cận các điểm phóng vũ khí. Sau khi tiếp nhiên liệu và trang bị vũ khí tại căn cứ tiền phương, MiG-29 có thể cất cánh, bay cao hơn, phóng vũ khí và quay trở về căn cứ nhanh chóng, khiến lực lượng phòng không Nga không đủ thời gian để phản ứng hiệu quả.  

Tuy nhiên, kể từ tháng 9, Nga đã bắt đầu sử dụng UAV trinh sát tầm xa và UAV cảm tử để theo dõi các căn cứ không quân tiền phương của Ukraine, cho phép các UAV tấn công ngay lập tức bất kỳ máy bay chiến đấu nào tiếp nhiên liệu và trang bị vũ khí tại căn cứ.

Kể từ khi triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Nga đã tận dụng triệt để UAV trinh sát Orlan cho nhiệm vụ chỉ điểm mục tiêu và hiệu chỉnh hỏa lực. Ngoài ra, vũ khí hiệu quả hàng đầu của Nga được đánh giá là UAV cảm tử Lancet.

Sự kết hợp của S-400 và AWACS A-50

Nhiều nhà phân tích cho rằng Nga phá hủy được nhiều máy bay của Ukraine là nhờ sử dụng A-50U, phiên bản hiện đại hóa của máy bay cảnh báo trên không A-50.

Theo báo cáo của TASS ngày 25/10, dẫn nguồn tin thân cận với quan chức quân sự Nga, Nga đã sử dụng hệ thống phòng không S-400 cùng với máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không (AWACS) A-50U để chống lại lực lượng không quân của đối phương. Hệ thống phòng không S-400 đã đạt tới tầm bắn tối đa, nhằm vào các mục tiêu ở độ cao gần 1.000m, sử dụng đầu đạn mới của tên lửa phòng không dẫn đường.

Một chuyên gia quân sự cho rằng, sự kết hợp giữa S-400 và A-50 cho phép thực hiện một “sự trao đổi”. Theo đó, thông tin về mục tiêu do A-50 cung cấp sẽ được truyền trực tiếp đến tên lửa của S-400 khiến đối phương không nghĩ rằng tên lửa đang nhắm vào họ.

Một số nhà phân tích lưu ý, với sự hỗ trợ của máy bay cảnh báo sớm, tầm bắn của tên lửa có thể mở rộng đáng kể.

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 sử dụng các radar giám sát và theo dõi tinh vi, phát ra tần số mạnh, có thể kích hoạt Bộ thu cảnh báo radar (RWR) trên máy bay. Tuy nhiên, điều này cũng khiến hệ thống S-400 có nguy cơ để lộ tần số radar trước đối phương.

Yury Knutov, nhà sử học quân sự và nhà bình luận chính trị Nga, nhận định, máy bay cảnh báo trên không A-50 đóng vai trò quan trọng đối với hệ thống phòng không của Nga trong việc bắn hạ máy bay chiến đấu của Ukraine.

“Với khả năng bay cao, A-50 có thể phát hiện các máy bay của đối phương cất cánh từ các sân bay quân sự bí mật, thậm chí từ các đoạn đường cao tốc”, ông Knutov nói.

Lực lượng Không quân Nga đã nhận thêm hai chiếc A-50U được hiện đại hóa. Đây là những chiếc A-50U đầu tiên được đưa vào sử dụng kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2/2022. Tuy nhiên, trước đó, Lực lượng Không quân Nga đã có 7 chiếc A-50U hiện đại hóa. Chiếc cuối cùng được giao vào tháng 12/2021.

Khi chuyển giao chiếc A-57U hiện đại hóa thứ 7, Tập đoàn quốc phòng Rostec tuyên bố, chiếc máy bay tiếp theo sẽ được giao vào năm 2023.

 

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

lịch phát sóng trên truyền hình

Thanh toán hóa đơn SCTV

Bà xã cát tường - SCTV9

 

Sui Gia Nan Giải - SCTV9

 

Cuộc sống hôn nhân - SCTV9

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...