Biểu tượng hình trái tim có nguồn gốc từ đâu?

17:12 - 15/02/2024

Hình trái tim được cả thế giới công nhận là biểu tượng của tình yêu và sự lãng mạn, nhưng nguồn gốc lịch sử của nó rất khó xác định.

Một số người tin rằng biểu tượng này có nguồn gốc từ hình dạng của lá thường xuân, gắn liền với sự chung thủy, trong khi những người khác cho rằng nó được mô phỏng theo ngực, mông hoặc các bộ phận khác trên cơ thể con người.

Cây hình trái tim dùng làm thuốc tránh thai

Có lẽ giả thuyết khác thường nhất về nguồn gốc của hình trái tim là liên quan đến silphium, một loài cây thì là khổng lồ từng mọc ở bờ biển Bắc Phi gần thuộc địa Cyrene của Hy Lạp. Người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã sử dụng silphium vừa làm hương liệu thực phẩm, vừa làm thuốc. Nó được cho là có tác dụng kỳ diệu như một loại siro ho nhưng công dụng nổi tiếng nhất của nó là một hình thức kiểm soát sinh đẻ được biết tới từ sớm.

Các nhà văn và nhà thơ cổ đại đã ca ngợi loại cây này vì khả năng tránh thai của nó và nó trở nên phổ biến đến mức bị tuyệt chủng vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên (truyền thuyết kể rằng Hoàng đế La Mã Nero đã được trao tặng thân cây cuối cùng còn sót lại). Vỏ hạt của Silphium có nét tương đồng đáng kinh ngạc với trái tim Valentine hiện đại, khiến nhiều người suy đoán rằng, mối liên hệ của loại thảo dược này với tình yêu và tình dục có thể là nguyên nhân đầu tiên khiến biểu tượng này trở nên phổ biến. Thành phố cổ Cyrene, nơi trở nên giàu có nhờ buôn bán silphium, thậm chí còn in hình trái tim lên tiền của mình.

Hình trái tim xuất hiện trong các bản vẽ giải phẫu thời Trung cổ

Trong khi giả thuyết về silphium rất thuyết phục thì nguồn gốc thực sự của hình trái tim có thể đơn giản hơn. Các học giả như Pierre Vinken và Martin Kemp cho rằng biểu tượng này có nguồn gốc từ các tác phẩm của Galen và triết gia Aristotle, người đã mô tả trái tim con người có ba ngăn với một vết lõm nhỏ ở giữa.

Theo giả thuyết này, hình trái tim có thể đã ra đời khi các nghệ sĩ và nhà khoa học từ thời Trung Cổ cố gắng vẽ ra những hình ảnh đại diện cho các văn bản y học cổ đại. Chẳng hạn, vào thế kỷ 14, nhà vật lý người Italy Guido da Vigevano đã thực hiện một loạt các bức vẽ giải phẫu có một trái tim gần giống với mô tả của Aristotle.

Vì trái tim con người từ lâu đã gắn liền với cảm xúc và niềm vui nên hình dạng này cuối cùng đã được chọn làm biểu tượng của sự lãng mạn và tình yêu thời Trung cổ và đặc biệt trở nên phổ biến thời Phục hưng. Trong khi đó, đến thế kỷ 18 và 19, nó được sử dụng nhiều trong các lời nhắn tình yêu và thiệp Ngày lễ tình nhân (Valentine).

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

lịch phát sóng trên truyền hình

Thanh toán hóa đơn SCTV

Không gian lạ - SCTV9

 

Công công xuất cung - SCTV9

Không khoan nhượng - SCTV9

 

Thâm cung nội chiến - SCTV9

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...