Ông Trịnh Văn Quyết bị đề nghị mức án 24 - 26 năm tù

09:03 - 27/07/2024

Cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết bị viện kiểm sát đề nghị mức án 24 - 26 năm tù về 2 tội thao túng thị trường chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Chiều 26.7, phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC) Trịnh Văn Quyết và đồng phạm tiếp tục làm việc. Đại diện Viện KSND TP.Hà Nội trình bày quan điểm luận tội đối với các bị cáo.
Ông Trịnh Văn Quyết bị đề nghị mức án 24 - 26 năm tù

Cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết

PHÚC BÌNH

Ông Trịnh Văn Quyết bị đề nghị mức án cao nhất

Trong số 50 bị cáo, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết bị đề nghị mức án cao nhất: 5 - 6 năm tù về tội thao túng thị trường chứng khoán, 19 - 20 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tổng hợp hình phạt từ 24 - 26 năm tù.

Cùng các tội danh trên, 2 em gái của ông Quyết là Trịnh Thị Minh Huế, cựu cán bộ Ban Kế toán Tập đoàn FLC và Trịnh Thị Thúy Nga, Phó tổng giám đốc Công ty chứng khoán BOS, lần lượt bị đề nghị mức án 17 - 19 năm tù và 10 - 12 năm tù.

Ở tội công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán, bị cáo Lê Công Điền, cựu Vụ trưởng Giám sát công ty đại chúng thuộc Ủy ban Chứng khoán nhà nước, bị đề nghị mức án 36 - 24 tháng tù.

Các cựu cán bộ khác gồm Dương Văn Thanh, cựu Tổng giám đốc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, bị đề nghị mức án 24 - 30 tháng tù; Phạm Trung Minh, cựu Trưởng phòng Đăng ký chứng khoán thuộc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, bị đề nghị mức án 18 - 24 tháng tù.

4 cựu cán bộ Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) cùng bị đề nghị tuyên phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Trong đó, đại diện viện kiểm sát đề nghị phạt 8 - 9 năm tù với ông Trần Đắc Sinh, cựu Chủ tịch HĐQT HOSE; 6 - 7 năm tù với ông Lê Hải Trà, cựu Phó tổng giám đốc HOSE và ông Trầm Tuấn Vũ, cựu Phó tổng giám đốc HOSE; 3 - 4 năm tù với bà Lê Thị Tuyết Hằng, cựu Giám đốc Phòng Quản lý và thẩm định niêm yết thuộc HOSE.

Ông Trịnh Văn Quyết bị đề nghị mức án 24 - 26 năm tù

Các bị cáo trong vụ án

PHÚC BÌNH

Cựu Chủ tịch tập đoàn FLC chịu trách nhiệm chính bồi thường

Về trách nhiệm dân sự, đại diện viện kiểm sát kiến nghị tiếp tục duy trì các biện pháp kê biên phong tỏa tài sản của các bị cáo để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án.

Trong đó, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết có trách nhiệm chính bồi thường thiệt hại, 7 đồng phạm bị cáo buộc cả 2 tội danh như ông Quyết phải liên đới chịu trách nhiệm.

Khi trình bày bản luận tội, kiểm sát viên đánh giá phần lớn bị cáo có trình độ, một số người có sức ảnh hưởng, quyết định, am hiểu sâu thị trường chứng khoán. Nhóm này đã chỉ đạo các công ty thuộc "hệ sinh thái" FLC cùng thực hiện hành vi trái quy định pháp luật.

Sai phạm trong vụ án đã ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư chứng khoán, tác động tiêu cực, suy giảm tâm lý nhà đầu tư trong và ngoài nước, đồng thời tác động không nhỏ đến thu hút vốn đầu tư.

Đặc biệt, đại diện viện kiểm sát nhận định hành vi của ông Quyết là mới và rất tinh vi, lợi dụng sơ hở của pháp luật. Bị cáo sử dụng Công ty Faros làm công cụ và sàn chứng khoán HOSE làm phương tiện để chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn.

Tuy nhiên, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC cũng được ghi nhận có thái độ tích cực hợp tác và nguyện vọng khắc phục hậu quả.

Muốn dùng toàn bộ tài sản để khắc phục thiệt hại

Theo cáo buộc, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết cùng đồng phạm đã thực hiện thao túng 5 mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART, thu lợi bất chính hơn 723 tỉ đồng.

Ông Quyết còn chỉ đạo cấp dưới nâng khống vốn Công ty CP xây dựng FLC Faros (Công ty Faros), đăng ký niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS trên sàn chứng khoán HOSE, sau đó bán cho nhà đầu tư, chiếm đoạt hơn 3.600 tỉ đồng.

Tính riêng cá nhân, ông Quyết chịu trách nhiệm hình sự đối với số tiền chiếm đoạt và thu lợi bất chính hơn 4.300 tỉ đồng.

Quá trình giải quyết vụ án, ông Trịnh Văn Quyết khắc phục được hơn 200 tỉ đồng. Cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC cũng nhiều lần bày tỏ nguyện vọng muốn dùng hết tài sản cá nhân để bồi thường cho các nhà đầu tư. Theo ước tính của bị cáo, số tài sản này trị giá khoảng 5.000 tỉ đồng.

Trong phần xét hỏi, ông Quyết nhiều lần nói "chưa bao giờ có mục đích chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư". Bởi lẽ, khi mua lại công ty rồi đổi tên thành Faros, ông Quyết có mong muốn duy nhất là xây dựng một thương hiệu lớn cho Tập đoàn FLC trong lĩnh vực xây dựng.

Ông Quyết buộc phải bán cổ phiếu ROS để giải quyết khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Dự định sau khi giải quyết sẽ mua lại các cổ phiếu này, nhưng chưa thực hiện được thì bị bắt.

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Anh hùng phản hắc - SCTV9 lần đầu tiên phát sóng tại Việt Nam

Báo Thù: Bí mật đằng sau những âm mưu và tội ác chồng chất

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Nguồn: Vietcombank

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...