Trong chuyến công tác tại Việt Nam vào cuối năm 2023, ông Saravoot Yoovidhya, CEO Tập đoàn TCP đã nhấn mạnh, mở rộng các sáng kiến đóng góp cho sự phát triển bền vững là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của tập đoàn TCP nói chung và TCP Việt Nam nói riêng nhằm thực hiện các cam kết trách nhiệm xã hội.
Trong khuôn khổ nền kinh tế tuần hoàn, Tập đoàn TCP cam kết sản xuất bao bì tái chế 100% trong năm 2024. Tập đoàn hiện đang tích cực làm việc cùng các đối tác, tổ chức môi trường toàn cầu và địa phương nhằm hỗ trợ thu gom và đưa vào chu trình tái chế các bao bì đã qua sử dụng. Trước đó, năm 2022, TCP công bố đã bắt đầu thu gom và tái chế bao bì đã qua sử dụng tại thị trường Thái Lan và Việt Nam. Theo đó, tại Việt Nam, chương trình thu gom và tái chế được thực hiện dưới sự hợp tác giữa TCP Việt Nam, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và VietCycle.
Song song với đó, nỗ lực "Tiếp năng lượng cho môi trường" của TCP còn được thể hiện thông qua các hành động cụ thể hướng tới trung hòa carbon trong vận hành vào năm 2050, các sáng kiến về quản lý bền vững tài nguyên nước, đảm bảo lượng nước cung cấp cho môi trường và cộng đồng nhiều hơn lượng nước tập đoàn sử dụng cho sản xuất doanh nghiệp.
Bước tiến mới trên hành trình tiếp năng lượng cho môi trường
Năm 2024 đánh dấu nỗ lực của TCP Việt Nam trong việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên địa phương, chung tay với cơ quan, tổ chức chính phủ kiến tạo những giá trị tích cực đến môi trường.
Ngày 10.4 vừa qua, TCP Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tỉnh đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu và Ban Quản lý Rừng phòng hộ Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai chương trình trồng cây "TCP - Hành trình vì một Việt Nam xanh", đặt mục tiêu trồng 2.700 cây lim tại khu vực rừng phòng hộ xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Được biết, Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu có ý nghĩa rất lớn đối với môi trường khu vực miền Đông Nam bộ, giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bờ biển, điều hòa nhiệt độ môi trường và tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương phát triển các loại hình du lịch sinh thái.
Không chỉ kế thừa những định hướng của tập đoàn, chương trình được khởi xướng nhằm hưởng ứng Đề án "Trồng một tỉ cây xanh giai đoạn 2021-2025" của Thủ tướng Chính phủ. Chương trình đã nhận được đánh giá cao từ đại diện Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường: "2.700 cây xanh từ chương trình này không chỉ mang giá trị ý nghĩa đóng góp vào Đề án trồng 1 tỉ cây xanh cho Việt Nam, mà còn khẳng định sự đóng góp, đồng hành, thể hiện trách nhiệm xã hội của Tập đoàn TCP và Công ty TCP Việt Nam đối với công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới sự bền vững cho người dân Việt Nam".
Được biết, chương trình được kế thừa từ tinh thần "TCP Spirit" của Tập đoàn TCP - sáng kiến hướng đến đẩy mạnh giáo dục và nâng cao nhận thức cho thế hệ trẻ nhằm tạo ra những thay đổi lâu dài và tích cực cho môi trường. Ngoài TCP - Hành trình vì một Việt Nam xanh", một số chương trình tiêu biểu của TCP Spirit có thể kể đến là "Nursing The River Basin" (tạm dịch: Nuôi dưỡng lưu vực sống) đã truyền cảm hứng cho hơn 100 tình nguyện viên tại Thái Lan cùng học hỏi và hiểu hơn về tầm quan trọng của quản lý nguồn nước trong đời sống và nông nghiệp. Hay "Doctor Tree in Chiang Mai" (tạm dịch: Đại mộc của Chiang Mai) - hoạt động đã nuôi dưỡng tình yêu của hàng trăm bạn trẻ đối với thế giới thực vật cũng như ý thức bảo vệ các cây gỗ lớn trong môi trường tự nhiên.
Chương trình "TCP - Hành trình vì một Việt Nam xanh" là bước tiến mới của TCP Việt Nam trong chiến lược "Quan tâm" nhằm tiếp năng lượng cho môi trường, đồng thời tái khẳng định nỗ lực hợp tác của doanh nghiệp với các đối tác nhằm lan tỏa những giá trị tích cực tới cộng đồng.