Hội đồng Tiền lương quốc gia dự kiến khởi động lại thương lượng tăng lương tối thiểu vùng phiên thứ hai vào ngày 20/12 tới đây.

Lương tối thiểu vùng 2024: Cần tính đến khả năng chi trả của doanh nghiệp

Hội đồng Tiền lương quốc gia dự kiến khởi động lại thương lượng tăng lương tối thiểu vùng phiên thứ hai vào ngày 20/12 tới đây.

Việt Nam điều chỉnh lương tối thiểu vượt xa tỷ lệ lạm phát

Trước thềm phiên họp thứ hai của Hội đồng Tiền lương quốc gia dự kiến diễn ra vào tuần tới, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam đã gửi báo cáo "Tổng thuật về lương tối thiểu khu vực ASEAN trong khủng hoảng từ đại dịch Covid-19 và lạm phát tăng cao" tới Bộ LĐ-TB&XH.

Bản tổng thuật này tập trung vào mức lương tối thiểu tại ASEAN. Theo ILO, trong số 10 quốc gia thành viên ASEAN, có 8 quốc gia có quy định về mức lương tối thiểu là Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.

Chính sách lương tối thiểu của mỗi quốc gia ASEAN này lại khác nhau. Mỗi quốc gia có hệ thống riêng để thiết lập và điều chỉnh mức lương tối thiểu có tính đến các yếu tố như chi phí sinh hoạt, điều kiện kinh tế và động lực của thị trường lao động.

Một số nước ASEAN có một mức lương tối thiểu áp dụng toàn quốc, trong khi một số nước khác xây dựng nhiều mức lương tối thiểu khác nhau theo khu vực hoặc theo ngành.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là từ năm 2015 đến năm 2019, trước đại dịch Covid-19, các chính sách tiền lương trong khu vực đã được cải thiện đáng kể, đóng vai trò quan trọng trong việc định hình lại hệ thống lương tối thiểu ở các quốc gia theo hướng tốt hơn.

Năm 2022, mức lương tối thiểu hàng tháng ở các nước ASEAN theo các đặc thù riêng biệt, tạo thành ba nhóm rõ ràng. Nhóm có mức lương tối thiểu thấp hơn bao gồm các nước áp dụng mức lương tối thiểu dưới 100 USD/tháng, nhóm giữa đạt mốc 200 USD/tháng và hai mức lương tối thiểu cao nhất tương ứng với các quốc gia Thái Lan và Malaysia, phản ánh thu nhập bình quần đầu người cao nhất trong số các quốc gia ASEAN.

Giá trị trung vị của mức lương tối thiểu năm 2022 là 179 USD/tháng. Điều này có nghĩa là 50% các quốc gia ASEAN có mức lương tối thiểu được ấn định dưới mức này, trong khi 50% còn lại có mức lương tối thiểu cao hơn.

“Như vậy trong khoảng thời gian này, mức lương tối thiểu trung vị của tất cả các nước ASEAN đã tăng từ 126 USD vào tháng 12/2015 lên 179 USD/tháng vào tháng 12/2022, tăng tổng cộng 25% hoặc tương đương với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 3,2%”, ILO thông tin.

Đáng chú ý, Campuchia, Malaysia, Indonesia và Việt Nam đã có mức tăng vượt trội, thể hiện quỹ đạo đi lên đáng chú ý và nhất quán. Trong đó, Campuchia ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể, từ 128 USD lên 194 USD. Indonesia tăng ổn định, từ 123 USD lên 181 USD.

Lương tối thiểu vùng 2024: Cần tính đến khả năng chi trả của doanh nghiệp

Việt Nam thể hiện quỹ đạo tăng nhất quán, với mức lương tối thiểu tăng từ 119 USD vào tháng 12/2015 lên 168 USD vào tháng 12/2022.

Việt Nam thể hiện quỹ đạo tăng nhất quán, với mức lương tối thiểu tăng từ 119 USD vào tháng 12/2015 lên 168 USD vào tháng 12/2022. Gần nhất, Việt Nam thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng bắt đầu từ ngày 1/7/2022 với mức tăng trung bình là 6%, vượt xa tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn từ tháng 1/2020 đến tháng 7/2022. Nghị định số 38/2022/ND-CP đánh dấu mức tăng đầu tiên sau gần 2 năm rưỡi do đại dịch.

ILO cho rằng, chính sách lương tối thiểu khác nhau trong khu vực ASEAN đã dẫn đến sự đa dạng về mức lương tối thiểu.

Cân nhắc các yếu tố kinh tế

Trước những phân tích được đề cập về lương tối thiểu, ILO khuyến nghị rằng, các thiết chế lương tối thiểu cần tiếp tục tích cực bảo vệ người lao động không bị trả lương quá thấp, và tránh cho họ rơi vào hoàn cảnh nghèo khó bằng cách đảm bảo tiền lương của họ duy trì được sức mua, kể cả trong tình trạng lạm phát.

Vấn đề cấp thiết nữa theo ILO là các quốc gia phải thực hiện các bước cần thiết để mở rộng phạm vi bao phủ của lương tối thiểu cho tất cả các nhóm người làm công ăn lương, bao gồm phụ nữ, thanh niên, người giúp việc gia đình, người lao động tại nhà và người lao động di cư, bất kể người lao động đó làm việc với hình thức thỏa thuận việc làm nào.

Đáng lưu ý, ILO khuyến nghị các yếu tố kinh tế cũng cần được tính đến khi xác lập mức lương tối thiểu, bao gồm khả năng chỉ trả của nhiều doanh nghiệp, cũng như các yếu tố kinh tế vĩ mô hơn cần cân nhắc.

Giá cả tăng cao tác động trực tiếp đến người lao động và gia đình họ, và có thể tác động đến doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động trong khu vực kinh tế phi chính thức.

Do đó, ILO cho rằng, việc phân tích mức độ ảnh hưởng của việc xác lập và điều chỉnh lương tối thiểu đến khả năng chi trả và năng suất của các doanh nghiệp cũng rất quan trọng. "Tiền lương tăng mà không tăng năng suất có thể tiếp tục gây ra lạm phát và từ đó lại ảnh hưởng đến việc làm", ILO nhận định.

Hội đồng Tiền lương quốc gia dự kiến khởi động lại thương lượng tăng lương tối thiểu vùng phiên thứ hai vào ngày 20/12 tới đây.

Theo thông lệ, mỗi kỳ họp hội đồng tiền lương diễn ra 2-3 phiên. Phương án và thời điểm tăng lương thường được chốt trong phiên họp thứ ba, nhanh nhất vào phiên thứ hai khi các bên tìm được tiếng nói chung.

Tại phiên họp lần đầu tiên vào đầu tháng 8/2023, sau khi phân tích và lắng nghe ý kiến, có tới 14/15 số phiếu hội đồng đồng ý thống nhất tạm thời chưa xem xét khuyến nghị phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng 2024. Thay vào đó, tiếp tục theo dõi, đánh giá diễn biến tình hình kinh tế xã hội, sản xuất kinh doanh, thị trường lao động để đến khoảng cuối quý IV/2023 sẽ xem xét cụ thể phương án điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.

Theo đó, đại diện người sử dụng lao động, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mặc dù thống nhất kế hoạch điều chỉnh lương tối thiểu tuy nhiên cần nghiên cứu, trao đổi và tính toán kỹ lưỡng thời điểm điều chỉnh cho phù hợp.

“Hiện nay các doanh nghiệp đang cố gắng duy trì hoạt động, nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm và thị trường tiêu thụ để có thể thích ứng trước những biến động nhanh và khó lường của thương mại toàn cầu. Việc điều chỉnh lương tối thiểu sẽ tác động đến việc tăng giá cả sinh hoạt do đó cũng ảnh hưởng đời sống của người lao động, cần tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ để tháo gỡ các khó khăn cung cấp “ô-xy” cho “sức khoẻ” doanh nghiệp sớm hồi phục”, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI nhấn mạnh tại phiên họp. Trong khi đó, phía đại diện người lao động là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nêu mức đề xuất tăng 5-6%.