Nhà đầu tư ngoại vẫn "chuộng" thị trường Việt Nam

05:41 - 30/05/2024

Các nhà đầu tư ngoại vẫn hướng về Việt Nam như một thị trường được ưu tiên hàng đầu vì có sức hút khó cưỡng. Điều đó thể hiện qua nhiều con số "biết nói".

Nhà đầu tư ngoại vẫn "chuộng" thị trường Việt Nam

 

Không ngừng gia tăng hợp tác và rót vốn vào Việt Nam

Nhà đầu tư ngoại vẫn "chuộng" thị trường Việt Nam

Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn gia tăng hợp tác với các đối tác Việt Nam

Có thể thấy, ngay từ đầu năm 2024, một số chuyên gia tài chính trong nước và nước ngoài đã có dự báo rất lạc quan về diễn biến kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Trong đó, VinaCapital cho rằng, sự hồi phục kinh tế trên diện rộng, từ đầu tư, sản xuất, tiêu dùng, xuất khẩu,.. sẽ thúc đẩy lợi nhuận của các doanh nghiệp Việt. "Niềm tin của người tiêu dùng và nhu cầu tiêu dùng nội địa - những điểm yếu trong năm 2023 do sự cắt giảm nhân công và các vấn đề của ngành bất động sản - sẽ hồi phục. Mức chi tiêu cho tiêu dùng và nhu cầu tiêu dùng nội địa sẽ ngày càng mạnh hơn trong giai đoạn sau của năm nay”, ông Michael Kokalari, CFA - Giám đốc Phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường thuộc VinaCapital nhận định. 

Tháng 5/2024 ghi nhận lượng vốn đầu tư điều chỉnh tăng thêm lớn nhất trong các tháng đầu năm 2024, gấp 2,8 lần tháng 4, tăng 72% so với tháng 3, gấp 4,1 lần tháng 3 và gấp hơn 3,6 lần tháng 1 năm 2024. Tổng vốn đầu tư điều chỉnh trong 5 tháng đầu năm tuy vẫn giảm so với cùng kỳ năm 2023, song mức giảm đã được cải thiện dần, tăng 16,9 điểm phần trăm so với 4 tháng năm 2024.

Và thực tế thì sao?

Các số liệu thống kê mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, tính đến 20/5/2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà Đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt hơn 11,07 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2023. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 8,25 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2023.

Tính lũy kế đến ngày 20/5/2024, cả nước có 40.285 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 481,33 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 305,43 tỷ USD, bằng gần 63,5% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Bên cạnh đó, các con số xuất khẩu cũng cho thấy sự tăng trưởng mạnh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong 5 tháng đầu năm 2024, khu vực ĐTNN xuất siêu 19,57 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu trên 18,52 tỷ USD không kể dầu thô. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu hơn 11,05 tỷ USD.vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. 

Ngay từ quý I, doanh số bán lẻ vẫn tăng trưởng mạnh mẽ. Các ngân hàng dự báo lãi suất sẽ được giữ ở mức 4,5% cho đến cuối quý III và có thể tăng 50 điểm cơ bản trong quý IV trước khả năng lạm phát do thúc đẩy tăng trưởng.

Điều đó cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn gia tăng hợp tác với các đối tác Việt Nam, rót vốn không ngừng để mở rộng sản xuất tại nước ta.

Việt Nam tiếp tục tạo ra sức hút khó chối từ

Trong Báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam mới đây, Ngân hàng Standard Chatered dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt mức 6% năm 2024. Dự báo này được xem là cải thiện hơn so với mức 5% của năm ngoái. Ngân hàng này cũng đưa ra dự báo tăng trưởng quý II/2024 là 5,3% và quý III là 6,0% và tăng trưởng quý IV được kỳ vọng sẽ phục hồi lên mức 6,7%.

Nhà đầu tư ngoại vẫn "chuộng" thị trường Việt Nam

Nhiều dự báo rất lạc quan về diễn biến kinh tế vĩ mô của Việt Nam.

Điểm đáng chú ý nữa là trong các báo cáo đầu năm, VinaCapital luôn nêu bật sức hút của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư FDI bởi yếu tố chi phí nhân công chưa bằng phân nửa Trung Quốc, nhưng chất lượng nhân công tương đương (theo các khảo sát của JETRO và các đơn vị khác). 

Hơn thế nữa, Việt Nam có vị trí địa lý gần các chuỗi cung ứng công nghệ cao của châu Á và là một quốc gia trong nhóm ít chịu rủi ro bị áp thuế khi xuất khẩu sang Mỹ.

Bên cạnh đó, ông Tim Leelahaphan, Chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Standard Chartered cho biết, Việt Nam đang nâng cao vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu, thu hút đầu tư nước ngoài nhờ môi trường đầu tư thuận lợi và khả năng ảnh hưởng của quan hệ thương mại từ Mỹ - Trung. 

Nhiều chuyên gia nhận định thêm, vị thế đặc biệt của Việt Nam trên bàn cờ địa chính trị thế giới ngày càng được nâng cao. Đặc biệt là sau khi Việt Nam đạt bước tiến quan trọng khi nâng cấp quan hệ lên "Đối tác Chiến lược Toàn diện" với Hoa Kỳ năm 2023 - giúp xây chắc vị thế của Việt Nam trong nhóm "friendshoring" của Mỹ. Điều này rất có lợi cho nhà đầu tư nước ngoài bởi vì các tập đoàn đa quốc gia có cơ sở sản xuất tại Việt Nam sẽ không phải lo việc không bán được sản phẩm sang Mỹ, hoặc không mua được nguyên liệu sản xuất từ Trung Quốc, do cả hai quốc gia này đều muốn kết nối với Việt Nam.

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Báo Thù: Bí mật đằng sau những âm mưu và tội ác chồng chất

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Nguồn: Vietcombank

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...