Ngân hàng đã cho vay lĩnh vực bất động sản bao nhiêu?

15:36 - 08/12/2023

Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho thấy số tiền cho vay với kinh doanh bất động sản vẫn tăng nhưng vốn cho vay với người tiêu dùng vào bất động sản lại giảm.

Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước công bố tại Hội nghị giải pháp tháo gỡ khó khăn về tín dụng do Thủ tướng Chính phủ chủ trì ngày 7.12 cho thấy đến hết tháng 11, tín dụng đối với nền kinh tế đạt khoảng 13 triệu tỉ đồng, tăng 9,15% so với cuối năm 2022 nhưng vẫn thấp hơn so với cùng kỳ các năm. Trong đó, dư nợ cho ngành nông lâm, thủy sản đạt khoảng 918.600 tỉ đồng, tăng 3,17%; ngành công nghiệp và xây dựng đạt hơn 3,32 triệu tỉ đồng, tăng 7,31%, ngành dịch vụ đạt gần 8,6 triệu tỉ đồng, tăng 7,9%... Ngân hàng Nhà nước không nêu rõ dư nợ của ngành bất động sản nhưng cho hay tín dụng cho vay mua bất động sản sụt giảm.
Ngân hàng đã cho vay lĩnh vực bất động sản bao nhiêu?

Nhu cầu vay để mua bất động sản sụt giảm

ĐÌNH SƠN

Cụ thể, trong 10 tháng đầu năm 2023, tín dụng bất động sản (BĐS) tăng 6,75%, thấp hơn tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế trong thời gian này là 6,96%. Trong đó, dư nợ kinh doanh BĐS tăng 23,11%, vượt mức tăng trưởng cả năm 2022 (10,73%). Ngân hàng Nhà nước cho rằng đây là mức tăng rất cao (gấp gần 3 lần tăng trưởng tín dụng chung). Tuy nhiên, dư nợ tiêu dùng, tự sử dụng BĐS chiếm đến 64% dư nợ tín dụng BĐS nói chung lại giảm 0,7%. Đây là năm đầu tiên xuất hiện xu hướng giảm trong 3 năm gần đây, trong khi năm 2022 lĩnh vực này tăng hơn 31%. Điều này cho thấy tín dụng đang tập trung vào phía cung thị trường BĐS. Trong khi đó, nhu cầu tín dụng để mua BĐS với mục đích tiêu dùng, tự sử dụng đang sụt giảm.

Báo cáo nhấn mạnh: Diễn biến này cho thấy những tháo gỡ cho thị trường vừa qua bắt đầu phát huy tác dụng, các khó khăn về pháp lý đã dần được tháo gỡ, góp phần tăng khả năng tiếp cận tín dụng của chủ đầu tư dự án. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung, nhu cầu mua nhà ở chưa được khách hàng ưu tiên trong thời điểm hiện tại; cơ cấu sản phẩm BĐS không hợp lý, dư thừa sản phẩm, phân khúc cao cấp trong khi thiếu nhà ở giá rẻ, phù hợp với nhu cầu của người dân. Các dự án BĐS gặp khó khăn pháp lý nên không đáp ứng được điều kiện tín dụng dẫn đến khó tiếp cận nguồn vốn. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu lĩnh vực BĐS đang có chiều hướng gia tăng so với thời điểm cuối năm trước (tháng 12.2022 là 1,72%, tháng 10.2023 là 2,9%). 

Chẳng hạn, chương trình 120.000 tỉ đồng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Theo tổng hợp danh mục dự án đủ điều kiện tham gia chương trình, chỉ có 3 dự án trên 44 dự án ở TP.HCM và Hà Nội là dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư. Mới có 23 UBND tỉnh, thành phố công bố, gửi danh mục các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án xây dựng, cải tạo lại chung cư cho Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng. Phần lớn các địa phương vẫn đang trong quá trình tổng hợp danh mục dự án và nhu cầu của chủ đầu tư nên chưa công bố danh mục này. Hay một số chủ đầu tư đã được hướng dẫn các thủ tục vay vốn nhưng chưa đáp ứng được các điều kiện vay vốn theo quy định. Về phía người mua nhà, do tình hình kinh tế, sản xuất kinh doanh khó khăn như bị cắt giảm nhân sự, giảm lương dẫn đến nguồn thu nhập của khách hàng sụt giảm. Do đó khách hàng hiện nay ưu tiên cho việc duy trì cuộc sống chưa xem xét việc mua nhà trong thời điểm này...

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Tình thương của mẹ hổ: Góc nhìn mới giúp phụ huynh hiểu con hơn

 

Truy tìm bằng chứng II: Những vụ án mới gay cấn và hấp dẫn

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Nguồn: Vietcombank

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...