Do vậy, dự thảo Nghị định về lập, thẩm định, phê duyệt dự án, hoặc hạng mục dự án lấn biển không chỉ tuân thủ theo quy định của pháp luật xây dựng mà còn phải tuân thủ các pháp luật có liên quan như pháp luật đầu tư, pháp luật nhà ở, pháp luật kinh doanh bất động sản, pháp luật biển, pháp luật lâm nghiệp, pháp luật nông nghiệp, pháp luật thủy sản, pháp luật bảo vệ môi trường.
Như vậy, có thể có hai nhóm gồm: Dự án lấn biển là dự án đầu tư công nhằm tạo quỹ đất, quỹ đất có mặt nước biển chuyên dùng sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội sau khi nghiệm thu hoàn thành lấn biển thì thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện.
Dự án lấn biển là dự án đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước ngoài đầu tư công và dự án sử dụng vốn khác (vốn tư nhân) theo quy định của luật PPP 2020, luật Đầu tư 2020 thì nhà đầu tư chiến lược hoặc nhà đầu tư được lựa chọn theo quy định của luật PPP 2020, luật Đấu thầu 2023. Trường hợp này thì nhà đầu tư phải tuân thủ các pháp luật có liên quan như pháp luật đầu tư, pháp luật nhà ở, pháp luật kinh doanh bất động sản, pháp luật biển, pháp luật lâm nghiệp, pháp luật nông nghiệp, pháp luật thủy sản, pháp luật bảo vệ môi trường…
Tán thành quy định việc xác định giá đất cụ thể để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo ông Châu, bởi hoạt động lấn biển nếu thực hiện thông qua dự án lấn biển thì hầu như chỉ có thể áp dụng phương pháp thặng dư để xác định giá đất cụ thể để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Do đây là khu đất có tiềm năng phát triển, nhưng nếu thực hiện thông qua hạng mục lấn biển trong dự án đầu tư thì lại có thể lựa chọn áp dụng phương pháp định giá đất khác theo quy định của pháp luật đất đai.