Theo các nhà trị liệu, việc sử dụng từ “nên” là một dạng biến dạng nhận thức mà nhiều người thường gặp phải.
Carrie Howard, một bác sĩ tâm lý tại Texas cho biết: “Suy nghĩ tiêu cực là một sự bóp méo nhận thức và rất nhiều người trong chúng ta thường mắc phải tình trạng này”.
“Tôi không nên ăn chiếc bánh đó” và “Tôi nên phản ứng khác đi trong tình huống này” là hai ví dụ. Những suy nghĩ này tạo ra cảm giác bắt buộc mà không dựa trên thông tin thực tế.
Mặc dù có những việc bạn nên làm, không phải nhiệm vụ nào cũng cần phải như vậy. Những câu “nên” có thể gây ra cảm giác bắt buộc hoặc xấu hổ, làm trì trệ các hoạt động của con người và dẫn đến trì hoãn thay vì hành động tích cực. Điều này có thể tạo ra vòng lặp của cảm giác tồi tệ về bản thân.
Theo Meghan Watson, người sáng lập và giám đốc lâm sàng của Bloom Psychology & Wellness ở Toronto, việc “nên hóa” bản thân có thể cho thấy bạn đang mất kết nối với sở thích và mong muốn của chính mình.
Tuy nhiên, bạn không cần loại bỏ hoàn toàn những câu có từ “nên,” nhưng cần phân biệt giữa nhiệm vụ thực sự và việc tự ép buộc bản thân.
Cần phân biệt giữa nhiệm vụ thật sự và việc tự ép buộc bản thân. Ảnh: Getty Images
Cách để ngừng tư duy theo kiểu việc “nên” làm
Theo Howard, bạn hãy chú ý khi nghe mình nói hoặc nghĩ đến các từ như “nên” và “phải.”
Ví dụ, thay vì nói “Tôi nên làm bài tập”, bạn có thể nói “Tôi chọn làm bài tập vì điều đó phù hợp với mục tiêu học tập của tôi.”
Meghan Watson cũng gợi ý việc sử dụng “muốn” hoặc “cần” thay cho “nên.” Mặc dù thay đổi thói quen “nên” không dễ, nhưng loại bỏ áp lực này sẽ giúp bạn làm những điều thực sự mong muốn và phù hợp với mục tiêu cá nhân.
Nguồn: vtv.vn
Đang gửi...