Theo đó, cơ quan chức năng sẽ kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm từng địa bàn. Tập trung vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh trung thu, bánh kẹo, nước giải khát, thực phẩm truyền thống sản xuất tại các làng nghề, cơ sở nhỏ lẻ, cơ sở kinh doanh dịch vụ thức ăn đường phố...
Ngoài ra, truy xuất và thu hồi các sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm và công khai tên cơ sở, địa chỉ, loại sản phẩm vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu có dấu hiệu hình sự đề nghị chuyển cơ quan công an để xử lý theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, tăng cường tuyên truyền về an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu. Với cơ sở sản xuất, buôn bán thực phẩm, bánh trung thu cần thực hiện đúng quy định pháp luật về an toàn thực phẩm, quy định về nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm...
Đối với người tiêu dùng, cần tuyên truyền việc lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn, chỉ mua và sử dụng thực phẩm, bánh trung thu có nhãn mác đầy đủ, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng...
Sở An toàn thực phẩm TP.HCM cũng đề nghị UBND các quận, huyện và TP.Thủ Đức chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn chuẩn bị phương án, lực lượng thường trực, phương tiện, vật tư, hóa chất để sẵn sàng cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân khi xảy ra ngộ độc thực phẩm.
Bên cạnh đó, điều tra vụ ngộ độc thực phẩm (nếu có), xác định nguyên nhân gây ngộ độc, thực hiện các biện pháp phòng ngừa nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm.