Điểm mặt 6 chiêu trò lừa đảo du lịch thường gặp

09:04 - 01/04/2024

Với công nghệ ngày càng tinh vi và phát triển, nhiều chiêu trò lừa đảo mới đã xuất hiện nhắm vào khách du lịch.

Điểm mặt 6 chiêu trò lừa đảo du lịch thường gặp

 


Điểm mặt 6 chiêu trò lừa đảo du lịch thường gặp

Ảnh: traveloffpath

Website đặt phòng không minh bạch

Khi đặt vé du lịch trực tuyến, bạn nên nâng cao cảnh giác với những trang web nhỏ, không có thông tin minh bạch. Bạn nên đặt vé trực tiếp với hãng hàng không, khách sạn hoặc sử dụng các nền tảng đặt phòng lớn uy tín để đảm bảo an toàn hơn.

Các trang web đặt phòng không minh bạch có thể sẽ cố gắng đánh cắp thông tin cá nhân của bạn. Nếu giá vé trên trang web thấp hơn đáng kể so với giá thị trường, bạn cần phải đề cao cảnh giác.

Gói giảm giá du lịch

Các gói giảm giá du lịch là một chiêu trò lừa đảo mới xuất hiện trên mạng xã hội thời gian gần đây. Trên các nền tảng như Instagram hay Facebook, bạn có thể thấy một số quảng cáo về các gói giảm giá du lịch tới các điểm đến hấp dẫn như Bali hoặc Maldives. Bạn nên đặc biệt cảnh giác với những quảng cáo này vì một kỳ nghỉ “trong mơ” nhưng miễn phí hoặc giá rẻ bất ngờ là điều khó có thể tồn tại.

Cổng sạc công cộng

Việc có một số cổng sạc USB công cộng tại những nơi như khách sạn, sân bay đang ngày càng trở nên phổ biến, chúng có thể rất hữu ích đối với tất cả mọi người, đặc biệt là khách du lịch. Tuy nhiên, nếu sử dụng những cổng sạc này, bạn có thể bị kẻ xấu truyền phần mềm độc hại vào điện thoại và đánh cắp những thông tin quan trọng.

Mạng WiFi công cộng

Tương tự như các cổng sạc USB, bạn cũng nên cảnh giác với mạng WiFi công cộng. Tin tặc có thể thông qua mạng WiFi này tấn công điện thoại bạn. Khi đi tới những nơi công cộng, tốt hơn hết là bạn chỉ nên kết nối tới những mạng WiFi có nguồn gốc rõ ràng hoặc sử dụng dữ liệu di động của riêng mình. Hiện nay đã có nhiều công ty cung cấp các gói dữ liệu quốc tế với mức giá cực kỳ phải chăng.

Chia sẻ chuyến đi của bạn lên mạng xã hội

Một nguy cơ mới xuất hiện trong thời đại hiện nay là chia sẻ chuyến đi của mình lên mạng xã hội. Bạn có thể không suy nghĩ nhiều khi đưa thông tin và hình ảnh về chuyến đi của mình lên mạng xã hội, thậm chí cập nhật thông tin về việc đặt phòng hoặc đặt nhà hàng. Tuy nhiên, kẻ xấu có thể thông qua những thông tin đó để thực hiện rình rập và trộm cắp.

ATM không hoạt động

Một chiêu trò lừa đảo khác đang trở nên phổ biến hiện nay là “ATM không hoạt động”. Chiêu trò này bắt đầu với thông báo về tài khoản ATM của bạn bị lỗi, ngay sau đó sẽ có một người địa phương tiến tới nhiệt tình giúp đỡ bạn, thậm chí họ có thể đóng giả làm nhân viên ngân hàng, thông báo rằng máy ATM này hiện đang gặp vấn đề, và giới thiệu có ngay một máy ATM gần đó.  

Máy ATM thứ hai được giới thiệu có thể đã cài sẵn máy quét thẻ, một thiết bị giúp kẻ gian lấy cắp số thẻ ngân hàng và mã PIN của bạn.

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Không gian lạ - SCTV9

 

Công công xuất cung - SCTV9

Không khoan nhượng - SCTV9

 

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...