Sức khỏe răng miệng của trẻ em là vấn đề được các bậc cha mẹ quan tâm.
Việc nâng cao hiểu biết khoa học của cha mẹ về sức khỏe răng miệng của trẻ là rất cần thiết .
– Nếu trẻ bị sâu răng sữa, cha mẹ vẫn nên đưa con đi điều trị, tránh quan niệm sai lầm rằng răng sữa chỉ tạm thời, trẻ sẽ thay răng mới.
Răng sữa sâu khiến trẻ không cắn, nhai tốt nên gây suy dinh dưỡng, ảnh hưởng nhiều hơn đến sự tăng trưởng và phát triển vùng hàm mặt và toàn bộ cơ thể của trẻ, sức đề kháng cơ thể cũng sẽ bị giảm sút. Ngoài ra, nếu không điều trị, sâu răng sữa sẽ dần dần tiến triển thành viêm nha chu chóp, viêm mãn tính lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của mầm răng vĩnh viễn. Nếu là sâu răng cửa cũng sẽ ảnh hưởng đến cách phát âm và hình thức, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của trẻ.
– Những vết sưng nhỏ ở nướu không hẳn là là bị nhiệt miệng mà có thể là viêm nha chu. Khi phát hiện tình trạng này, không nên tự ý chọc vào mụn mủ, mà nên đến bệnh viện kịp thời để làm các xét nghiệm liên quan, làm rõ tình trạng bệnh về răng và tiến hành điều trị để giảm tác dụng phụ.
– Cẩn trọng khi chọn bàn chải đánh răng cho trẻ em. Bàn chải phải nhỏ, lông mềm để có thể xoay linh hoạt trong miệng, loại bỏ cặn thức ăn và mảng bám ở nhiều vị trí khác nhau một cách hiệu quả.
Niềng răng cho trẻ từ 3 tuổi trở lên. Ảnh: Weibo
– Nên khám răng định kỳ từ 3 – 6 tháng cho trẻ mẫu giáo. Trẻ em trong độ tuổi đi học nên khám răng miệng 6 tháng/lần. Việc khám định kỳ cho phép nha sĩ sử dụng các phương pháp chuyên môn để phát hiện sâu răng tiềm ẩn, cũng như các bệnh răng miệng khác, làm sạch các ngóc ngách mà thông thường không thể xử lý được.
– Niềng răng cho trẻ để tăng tính thẩm mỹ và bảo vệ chức năng răng miệng, sức khỏe, tâm lý. Khi răng không thẳng, trẻ sẽ có những khiếm khuyết về chức năng nhai, phát âm, thở… Nếu vòm răng nhô ra hoặc móm cũng sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh khuôn mặt, ảnh hưởng đến giao tiếp xã hội bình thường của trẻ.
Nguồn: vtv.vn
Đang gửi...