Theo nhà đầu tư, việc lắp các biển báo giảm tốc độ từ 90 km/giờ lần lượt giảm dần xuống 80 km/giờ, 70 km/giờ, 60 km/giờ và 50 km/giờ để tài xế dễ quan sát.
Như Thanh Niên đã phản ánh, sau khi cao tốc Nha Trang - Cam Lâm đưa vào hoạt động, nhiều tài xế phản ánh về việc tại lối ra khỏi cao tốc này, đoạn qua H.Diên Khánh (Khánh Hòa) có lắp biển giới hạn tốc độ 50 km/giờ.
Tuy nhiên, theo các tài xế khi các phương tiện đang di chuyển với tốc độ 90 km/giờ trên cao tốc nhưng đột ngột phải giảm tốc ngay lập tức xuống còn 50 km/giờ khiến các tài xế phản ứng không kịp.
Ngay sau biển giới hạn tốc độ 50 km/giờ có một chốt CSGT kiểm tra tốc độ và xử lý vi phạm.
Theo các tài xế, việc đặt bảng giới hạn tốc độ như trên là bất hợp lý, khiến các tài xế rất dễ mắc lỗi và bị xử phạt. Đồng thời gây nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông trên cao tốc.
Cao tốc Nha Trang - Cam Lâm dài hơn 49 km, khởi công tháng 9.2021, khánh thành đưa vào hoạt động hồi tháng 6.2023, tổng kinh phí hơn 7.600 tỉ đồng. Giai đoạn đầu, mỗi bên có 2 làn xe, chưa có làn dừng khẩn cấp, chỉ có những điểm dừng sau đó sẽ nâng lên 6 làn gồm hai làn khẩn cấp. Điểm đầu dự án tại xã Diên Thọ, H.Diên Khánh, điểm cuối tại xã Cam Thịnh Tây, TP.Cam Ranh.
Cao tốc Nha Trang - Cam Lâm dài hơn 49 km, có điểm đầu tại nút giao với quốc lộ 27C thuộc xã Diên Thọ, H.Diên Khánh, kết nối với cao tốc Vân Phong - Nha Trang; điểm cuối tại nút giao QL27B, nối tiếp với đường cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo tại xã Cam Thịnh Tây, TP.Cam Ranh. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 7.600 tỉ đồng, đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao), được khởi công vào năm 2021, hoàn thành và khai thác từ tháng 5.2023. Trong giai đoạn đầu, cao tốc được đầu tư 4 làn xe (cả hai bên) không có làn dừng khẩn cấp, giai đoạn hoàn chỉnh được nâng lên 6 làn xe.