Một du học sinh Việt được tham gia viết giáo trình khi học thạc sĩ tại Úc

16:06 - 11/11/2024

Một du học sinh Việt Nam được tham gia viết giáo trình môn học cùng các học viên khác khi đang theo học chương trình thạc sĩ truyền thông tại ĐH Deakin (Úc). Đó là Nguyễn Ngọc Linh (25 tuổi), vừa hoàn thành chương trình cao học chuyên ngành truyền thông tại ĐH Deakin (Úc).

Một du học sinh Việt được tham gia viết giáo trình khi học thạc sĩ tại Úc

Nguyễn Ngọc Linh chia sẻ tin vui trên tài khoản mạng xã hội Threads

ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH

3 tháng hoàn thành bản thảo giáo trình

Sau 3 tháng kết thúc môn “Các khái niệm truyền thông” (Communication Concepts), Nguyễn Ngọc Linh, học viên cao học chuyên ngành truyền thông tại ĐH Deakin, nhận được lời mời viết giáo trình của môn này.

“Mình cảm thấy thật bất ngờ khi được cô Erin Hawley - giảng viên phụ trách môn ngỏ lời mời vào tháng 9.2023. Mình có 3 tháng để hoàn thành bản thảo. Đến tháng 5 năm nay, quyển sách được xuất bản và đưa vào sử dụng trong năm học mới. Đây là cơ hội hiếm hoi dành cho học viên quốc tế như mình”, du học sinh này nói.

Trong giáo trình này, Ngọc Linh đóng góp bài viết nghiên cứu trường hợp (case study) về chủ đề bản sắc trong truyền thông. “Nội dung bài viết được kế thừa và biên tập từ bài luận cuối kỳ của môn học. Với mình, môn này rất trừu tượng khi mới bắt đầu học. Nên mình tin những bài viết nghiên cứu trường hợp sẽ giúp học viên hiểu về nội dung và yêu cầu của môn học, cũng như dễ dàng hoàn thành bài tập hơn”, Linh trình bày. Linh cũng chia sẻ thêm, với chủ đề khái quát và có tính đa văn hóa như bản sắc trong truyền thông, cần có bài viết phản ánh góc nhìn của quốc gia mình để liên hệ kiến thức và tiếp thu tốt hơn.

Vào giai đoạn viết giáo trình, Ngọc Linh không tránh khỏi cảm giác băn khoăn và lo lắng. “Dù mình làm bài có thể đạt kết quả tốt, song viết giáo trình là việc hoàn toàn khác. Mình quan ngại phần trình bày của bản thân có thể chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn học thuật và phong cách ngôn ngữ của giáo trình. Bên cạnh đó, mình phải nhớ lại kiến thức được truyền đạt 3 tháng trước thời điểm viết để vận dụng vào bài của mình”, Linh bộc bạch.

Theo Ngọc Linh, những khó khăn được tháo gỡ nhờ sự trợ giúp nhiệt tình của giảng viên hướng dẫn. Linh cho biết: “Là tác giả chính, cô Hawley đã cung cấp hướng dẫn cụ thể về những yêu cầu viết giáo trình liên quan đến ngôn ngữ, trích dẫn… Cô cũng phản hồi chi tiết để mình hiểu rõ hơn về yêu cầu học thuật và cách phát triển nội dung sao cho phù hợp. Mình nhận ra rằng, góc nhìn của mình là một điểm độc đáo, có thể đóng góp vào giá trị của giáo trình”.

Một du học sinh Việt được tham gia viết giáo trình khi học thạc sĩ tại Úc

Ngọc Linh tặng hoa cho tác giả chính trong buổi giới thiệu giáo trình

ẢNH: NVCC

13 đồng tác giả là người học

Trao đổi với Thanh Niên, tác giả chính của giáo trình, tiến sĩ Erin Hawley, Giám đốc chương trình sau ĐH về truyền thông ở ĐH Deakin, cho biết những học viên được mời đóng góp cho giáo trình vì họ có nền tảng từ nhiều lĩnh vực khác nhau. “Một số học viên đã và đang làm việc với vai trò nhà báo, sản xuất truyền hình hay thiết kế đồ họa. Những kiến thức chuyên ngành và xuất thân văn hóa của mỗi người trở nên có giá trị khi nó được chia sẻ giữa các học viên”, tiến sĩ Hawley nói.

Về giáo trình môn “các khái niệm truyền thông”, tiến sĩ Hawley cho biết đây là dạng tài liệu giáo dục mở (OER), trong đó nền tảng là sự hợp tác để nhà giáo dục và người học kế thừa và điều chỉnh nội dung khi cần.

“Một giáo trình bao gồm góc nhìn của học viên ở nhiều quốc gia là hợp lý. Điều này giúp người học có thể hiểu từ cả lăng kính văn hóa của mình và của những người khác. Không một giảng viên nào có thể trình bày về mọi nền văn hóa và bản sắc của các học viên. Vì vậy, nếu học viên chỉ tiếp thu quan điểm của mỗi giảng viên thì việc học sẽ không hiệu quả”, tiến sĩ Hawley chia sẻ thêm.

Để xuất bản một giáo trình mở, tiến sĩ Hawley cho biết: “Người biên soạn cần viết một đề xuất biên soạn sách và được một chuyên gia môn học phê duyệt đề xuất đó. Đây là quy trình áp dụng đối với tài liệu giáo dục mở và sách giáo khoa thương mại”. Cũng theo tiến sĩ Hawley, OER được triển khai phổ biến trên thế giới ngày nay.

Một du học sinh Việt được tham gia viết giáo trình khi học thạc sĩ tại Úc

Giáo trình Communication Concepts được đưa vào sử dụng kể từ tháng 9.2024

ẢNH: DEAKIN RESEARCH ONLINE

“OER vì vậy không chỉ diễn ra ở mỗi ĐH Deakin hay ở Úc. OER tập trung vào việc mang lại lợi ích cho sinh viên và cải thiện cuộc sống, trải nghiệm của họ. Sinh viên có thể truy cập OER trực tuyến miễn phí, qua đó giúp giảm gánh nặng tài chính, so với sách giáo khoa thương mại vốn thường rất đắt”, tiến sĩ Hawley thông tin.

Hợp tác cùng 13 đồng tác giả học viên, tiến sĩ Hawley nhận định quá trình làm việc diễn ra suôn sẻ. Theo tiến sĩ Hawley, yếu tố chính của quá trình hợp tác là sự rõ ràng. “Học viên cần được trang bị thông tin và khung thời gian cụ thể. Họ cũng cần được trao quyền tự chủ trong việc kiểm tra và hiệu đính bản thảo. Bên cạnh đó, học viên cũng được cung cấp thông tin về hệ thống cấp phép Creative Commons liên quan vấn đề bản quyền, cũng như tham gia một workshop về nguồn tài nguyên học tập mở và bản quyền do nhân viên thư viện tổ chức”, tiến sĩ Hawley nói.

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Hắc sắc nguyệt quang - SCTV9

 

Ông chủ trường đua - SCTV9

 

Thâm cung nội chiến - SCTV9

Xứng danh tài nữ 4 - SCTV9 lần đầu tiên phát sóng tại Việt Nam

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Nguồn: Vietcombank

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...