Liệu có 'nới lỏng' dạy thêm?

10:38 - 28/08/2024

Không ít ý kiến tỏ ra lo ngại khi một số lệnh cấm dạy thêm, học thêm được gỡ bỏ tại dự thảo quy định mới về vấn đề này mà Bộ GD-ĐT mới công bố.

Dư luận đang hy vọng cùng với đổi mới chương trình giáo dục, thi cử, lương giáo viên xếp cao nhất trong hệ thống thang bảng lương; vấn nạn dạy thêm, học thêm tràn lan lâu nay sẽ được "điều trị" hiệu quả.

Thế nhưng trong bối cảnh ấy, dự thảo quy định về dạy thêm được công bố lại khiến nhiều người cảm thấy khá hụt hẫng với câu hỏi: Phải chăng đang có xu hướng nới lỏng trong quản lý dạy thêm sau thời gian dài cấm nhưng không quản được?

Điển hình trong băn khoăn đó là dự thảo không cấm giáo viên dạy thêm học sinh mà mình đang trực tiếp dạy học trong nhà trường. Giáo viên cũng không cần phải xin phép hiệu trưởng như trước mà chỉ báo cáo.

Liệu điều này có khiến học sinh lại rơi vào cảnh vừa phải học thêm giáo viên của mình, vừa phải tìm người thầy thực sự phù hợp, giỏi nghề?

Trả lời câu hỏi của phóng viên Thanh Niên về việc liệu Bộ GD-ĐT có chủ trương "nới lỏng" quản lý dạy thêm hay không, đại diện cơ quan soạn thảo dự thảo này khẳng định: Nghe qua có vẻ "lỏng", nhưng thực chất là hướng tới việc quản lý khả thi, minh bạch hơn. "Khi xây dựng dự thảo, điều quan trọng mà chúng tôi hướng đến là cấm những hiện tượng tiêu cực, không đàng hoàng chứ không cấm những nhu cầu có thực và chính đáng của cả người dạy và người học", vị này nói.

Dù vậy, những nội dung tại dự thảo vừa công bố chưa thể hiện rõ cơ chế giám sát cũng như các thông tin đòi hỏi sự minh bạch hơn trong hoạt động dạy thêm.

Chính vì vậy, tiếp cận với dự thảo, nhiều nhà giáo băn khoăn, lo ngại. Chẳng hạn dự thảo không đề cập giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập có được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường, tham gia dạy thêm ngoài nhà trường hay không?

Còn tiến sĩ Nguyễn Hoàng Chương, nguyên Hiệu trưởng một trường THPT ở Lâm Đồng, chia sẻ: "Trong tôi đau đáu, liệu dự thảo thông tư quy định dạy thêm, học thêm có làm "bùng nổ" dạy thêm, học thêm, mờ đi hình ảnh cao đẹp của nhà giáo, làm yếu mối quan hệ trong sáng, mực thước giữa thầy với trò, giữa giáo viên với giáo viên, giữa phụ huynh với giáo viên?".

Mới đây, Bộ Chính trị đã yêu cầu thực hiện chủ trương lương nhà giáo cao nhất. Đón nhận thông tin này, bạn đọc đồng loạt gửi ý kiến đồng tình nhưng cũng bày tỏ mong muốn rất lớn, đó là khi có thu nhập đủ sống, nhà giáo sẽ thêm tâm huyết với nghề và không tìm cách dạy thêm và ép học sinh của mình học thêm như hiện nay nữa.

Với ngành giáo dục, người dân có quyền đòi hỏi, cải tiến, thay đổi thế nào cũng theo hướng để học sinh yên tâm học trên lớp, học chính khóa là đủ; chứ không phải mở ra nhiều "dư địa" hơn cho dạy thêm, học thêm.

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Cuộc sống hôn nhân - SCTV9

Bà xã cát tường - SCTV9

 

Sui Gia Nan Giải - SCTV9

 

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...