Các nhà phát triển ứng dụng giải bài tập Zuoyebang được cho là đứng sau Question AI. Tại thị trường Trung Quốc, Zuoyebang là một ứng dụng giải bài tập về nhà được nhiều học sinh sử dụng và nhận nguồn đầu tư khoảng 3 tỉ USD trong 10 năm qua, theo trang TechCrunch.
Còn app Gauth của Công ty ByteDance (sở hữu TikTok) ra mắt vào năm 2019, có hơn 12 triệu lượt cài đặt.
Các ứng dụng gia sư AI này thu hút được nhiều người dùng nhờ vào chi phí phải chăng. Theo TechCrunch, chi phí thuê gia sư (là con người) cho một tháng dạy kèm bằng 1 năm đăng ký ứng dụng gia sư AI trong một năm.
Những ứng dụng giải bài tập về nhà của Trung Quốc xuất hiện tại thị trường Mỹ một phần là do chính phủ Trung Quốc cấm dạy thêm từ năm 2021.
Các công ty Trung Quốc chuyển trọng tâm sang thị trường quốc tế, nhất là Mỹ, sử dụng đơn vị có trụ sở tại Singapore để cung cấp dịch vụ gia sư AI như Question AI và Gauth.
Đáng chú ý, 1/4 trong số 20 ứng dụng giáo dục hàng đầu trên App Store ở Mỹ sử dụng AI để hỗ trợ làm bài tập về nhà.
AI có thực sự giúp ích cho ngành giáo dục vẫn là vấn đề gây tranh cãi. Một số học khu ở Mỹ đã ban hành lệnh cấm và có biện pháp ngăn chặn học sinh truy cập vào các nền tảng AI như ChatGPT trong lúc ở trường.
Ở Anh, kết quả khảo sát cho thấy hơn 50% sinh viên đại học đang chuyển sang sử dụng AI để hoàn thành các môn học.
Theo báo cáo của công ty Tyton Partners, gần 50% sinh viên đại học ở Mỹ đã sử dụng các ứng dụng AI trong học tập như: ChatGPT, Google Gemini (trước đây gọi là Bard), Microsoft Bing Chat hoặc Meta Llama 2…