Gập ghềnh đường vào đại học của cô học trò nghèo 16 năm nuôi mẹ tàn tật

10:45 - 20/12/2023

16 năm chăm sóc mẹ bị tàn tật, Lê Ý Thương (học sinh Trường THPT Nguyễn Huệ, TP.Tuy Hòa, Phú Yên) dù là học sinh giỏi nhưng ước mơ giảng đường đại học của em khó thành hiện thực.

Sau giờ học buổi sáng ở trường, Lê Ý Thương (ở P.7, TP.Tuy Hòa, Phú Yên), học sinh lớp 11A10, Trường THPT Nguyễn Huệ (TP.Tuy Hòa) vội vàng trở về nhà để nấu cơm cho mẹ.

16 năm làm chỗ dựa cho mẹ

Vắng bóng cha, mẹ lại bị tật bẩm sinh, khi đến với cuộc đời này Thương đã thiệt thòi hơn những đứa trẻ khác rất nhiều. Hai mẹ con em phải sống nhờ nhà dì. Căn gác xép nhỏ là nơi sinh hoạt của hai mẹ con suốt 16 năm nay. Số tiền ít ỏi từ nguồn trợ cấp người tàn tật là nguồn thu nhập chính của mẹ con Thương.

Gập ghềnh đường vào đại học của cô học trò nghèo 16 năm nuôi mẹ tàn tật

16 năm qua, em Thương là chỗ dựa cho mẹ

NGÂN TRẦN

Giữa năm nay, mẹ của Thương là bà Lê Thị Lan Đài (52 tuổi) không may bị té xe dẫn đến chấn thương sọ não phải nằm viện gần 1 tháng. Suốt thời gian đó, Thương vừa đi học vừa vào viện chăm sóc cho mẹ.

Trải qua tuổi thơ với sự thiếu vắng vòng tay yêu thương của cha và sự không hoàn hảo của mẹ, ý thức tự lập, vượt khó làm Thương trưởng thành hơn so với tuổi của em rất nhiều. Suốt 16 năm qua, Thương là chỗ dựa cho mẹ, là học sinh giỏi của trường, học trò chăm ngoan của thầy cô.

"Buổi sáng em thường dậy lúc 5 giờ 30 phút, đây là thói quen mẹ dạy từ lúc nhỏ. Tranh thủ dậy sớm, em giúp mẹ vệ sinh cá nhân, dọn nhà, nấu cơm rồi chuẩn bị đi học. Trưa học về, em giúp mẹ nấu đồ ăn rồi ăn cơm. Buổi chiều có lớp học thêm thì em tranh thủ cơm nước sẵn cho mẹ. Em không tham gia các lớp ban đêm vì phải về nhà lo cho mẹ. May mắn được các thầy cô yêu thương nên dạy miễn phí cho em", Thương tâm sự.

Gập ghềnh đường vào đại học của cô học trò nghèo 16 năm nuôi mẹ tàn tật

Góc bếp nhỏ được Thương tận dụng làm bàn học

NGÂN TRẦN

 

Ước mơ về giảng đường đại học

Giữa năm nay, Thương từng có ý định nghỉ học để đi làm kiếm tiền chạy chữa cho mẹ nhưng được sự động viên của mẹ và các thầy cô, em tiếp tục đến trường. Em ước mơ mình được vào giảng đường đại học, trở thành sinh viên ngành quản trị du lịch. Nhưng có lẽ điều đó có chỉ là ước mơ khi hiện nay có quá nhiều thứ khiến Thương phải lo toan.

"Ước mơ vậy thôi chứ em làm sao xa mẹ được. Không có em ở nhà thì ai chăm sóc cho mẹ đây. Chi phí học đại học cũng không hề nhỏ", Thương tâm sự.

Bà Lê Thị Lan Đài bật khóc khi nói đến ước mơ của con gái mình. "Tôi mong con bé có thể vào đại học nhưng cảnh nhà quá khó khăn. Nhiều đêm nghĩ đến con, nước mắt cứ trào ra. Tôi chỉ biết trách bản thân mình vì không cho con điều kiện phát triển bình thường như bạn bè cùng trang lứa", bà Đài nghẹn ngào nói.

Gập ghềnh đường vào đại học của cô học trò nghèo 16 năm nuôi mẹ tàn tật

Nhiều đêm bà Lê Thị Lan Đài không cầm được nước mắt khi nghĩ đến ước mơ giảng đường đại học của con gái

NGÂN TRẦN

Bà Đặng Thị Hải Anh, Phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Huệ, cho biết hoàn cảnh gia đình của em Thương thật sự rất khó khăn. Thời điểm phát hiện Thương có ý định nghỉ học, nhà trường đã cùng với thầy cô, bạn bè đến thăm gia đình, động viên em tiếp tục đi học.

"Đến nhà, thấy cảnh hai mẹ con Thương sống trên gác nhỏ chật hẹp, mẹ bị tàn tật cố gắng nuôi con ăn học nên ai cũng cảm động. Ở trường, Thương luôn là học sinh giỏi, chăm ngoan, các thầy cô rất yêu quý. Nhà trường hỗ trợ em 500.000 đồng/tháng, giáo viên quản lý lớp hỗ trợ 200.000 đồng/tháng và các đồ dùng học tập để giúp đỡ, khuyến khích em tiếp tục đến trường".

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

lịch phát sóng trên truyền hình

Thanh toán hóa đơn SCTV

Sui Gia Nan Giải - SCTV9

 

Cuộc sống hôn nhân - SCTV9

Bà xã cát tường - SCTV9

 

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...