Địa chất yếu khiến dự án hồ thủy lợi Ka Pét chậm tiến độ

10:47 - 28/03/2024

Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Hồng Hải vừa ký báo cáo gửi các bộ, ngành T.Ư về tiến độ dự án hồ thủy lợi Ka Pét.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Thuận (số 85, ngày 26.3), dự án hồ thủy lợi Ka Pét dù được UBND tỉnh chỉ đạo đôn đốc nhưng dự án vẫn chậm tiến độ bởi nhiều nguyên nhân.

Địa chất yếu ảnh hưởng đến độ an toàn của đập

Theo báo cáo bổ sung nghiên cứu khả thi của tư vấn thiết kế, vị trí của đập chính Ka Pét có điều kiện địa chất nền không thuận lợi, tuyến đập chính nằm ngay tại vị trí tầng đất yếu bởi đới đá phong hóa, xen kẹp phong hóa mạnh ảnh hưởng độ an toàn của đập, điều này sẽ gặp khó khăn trong quá trình xây dựng đập. Hiện nay, chủ đầu tư dự án đã chỉ đạo các đơn vị tư vấn rà soát, tính toán phương án thiết kế phù hợp với nền địa chất tại vị trí tuyến đập chính để lựa chọn phương án tối ưu nhất. Đây là chi tiết mới nhất trong hồ sơ dự án hồ thủy lợi Ka Pét.

Địa chất yếu khiến dự án hồ thủy lợi Ka Pét chậm tiến độ

Khảo sát lòng hồ dự án Ka Pét

Hiện nay UBND H.Hàm Thuận Nam đã lập phương án đền bù cho việc thu hồi 32 ha đất, hỗ trợ tái định cư cho 25 hộ gia đình với nguồn kinh phí khoảng 64 tỉ đồng.

Việc di dời Dinh Cậu (thờ kính tâm linh của bà con), các ban ngành và đại diện UBND H.Hàm Thuận Nam cùng các vị chức sắc đã đi khảo sát thực địa, chọn vị trí để di dời Dinh Cậu. Hiện có 5 hộ dân có diện tích 5,1 ha đất sản xuất, nếu làm hồ Ka Pét sẽ bị ngập toàn bộ nhưng huyện chưa có quỹ đất để bố trí thay thế cho dân.

Giải pháp trồng 1.845 ha rừng thay thế (chuyển đổi 600 ha rừng), báo cáo của UBND tỉnh Bình Thuận cho biết hiện nay Chi cục Kiểm lâm Bình Thuận đã kiểm tra thực tế đất rừng thuộc lâm phần của Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Bình Thuận và 4 đơn vị quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng.

Địa chất yếu khiến dự án hồ thủy lợi Ka Pét chậm tiến độ

Cây bằng lăng cổ trong vùng lõi dự án hồ thủy lợi Ka Pet

Cần hài hòa giữa phát triển và bảo tồn văn hóa, môi trường

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại công văn số 3824/VPCP-NN ngày 17.10.2023, theo đó Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến phù hợp, xác đáng của nhân dân và các chuyên gia, nhà khoa học trong quá trình tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi và đánh giá tác động môi trường, xã hội của dự án; phối hợp các cơ quan chuyên môn của Bộ NN-PTNT, Bộ TN-MT và các cơ quan liên quan cân nhắc kỹ, quyết định quy mô, phương án kỹ thuật phù hợp, khoa học, tối ưu, vừa bảo đảm mục tiêu của dự án, vừa bảo đảm hài hòa giữa phát triển và bảo tồn, hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường, xã hội; không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực, thất thoát, lãng phí; tổ chức rà soát kỹ, nghiên cứu, bổ sung đầy đủ báo cáo đánh giá tác động môi trường, xã hội của dự án, bảo đảm chính xác, khách quan, đúng quy định của pháp luật.

Địa chất yếu khiến dự án hồ thủy lợi Ka Pét chậm tiến độ

Khu vực rừng hỗn giao lòng hồ Ka Pet cũng là tuyến đập chính được khảo sát có địa tầng yếu

Theo đó, UBND tỉnh Bình Thuận chỉ đạo chủ đầu tư dự án và UBND H.Hàm Thuận Nam, phối hợp tốt với các cơ quan chức năng, nghiên cứu kỹ sự tác động của dự án đối với cộng đồng bà con người dân tộc thiểu số ở xã Mỹ Thạnh; yêu cầu Sở NN-PTNT Bình Thuận phối hợp các đơn vị thành lập tổ công tác rà soát kết quả kiểm kê, đánh giá hiện trạng rừng do phân viện điều tra quy hoạch rừng (thuộc Bộ NN-PTNT) lập.

Ban Quản lý dự án nông nghiệp tỉnh (chủ đầu tư) cho biết, đã phối hợp đơn vị tư vấn, thiết kế rà soát đề xuất các phương án đầu tư dự án phù hợp, khoa học, tối ưu, vừa bảo đảm mục tiêu của dự án, vừa bảo đảm hài hòa giữa phát triển và bảo tồn, hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường, xã hội.

Địa chất yếu khiến dự án hồ thủy lợi Ka Pét chậm tiến độ

Rừng Ka Pét chủ yếu là rừng hỗn giao nhưng vùng lõi còn nhiều cây bằng lăng

Do đó, chủ đầu tư đã tập trung hoàn thiện phương án đầu tư dự án hồ thủy lợi Ka Pét theo chủ trương đầu tư đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 93/2019/QH14 ngày 26.11.2019 và Nghị Quyết số 101/2023/QH15 ngày 24.6.2023.

Hồ Ka Pét có dung tích hữu ích là 47,41 triệu m3; tổng mức đầu tư của dự án hơn 874 tỉ đồng; trong đó ngân sách T.Ư là hơn 519 tỉ đồng, còn lại là ngân sách tỉnh. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2019 đến hết năm 2025.

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Công công xuất cung - SCTV9

Không gian lạ - SCTV9

 

Không khoan nhượng - SCTV9

 

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...