Đánh thức các động lực tăng trưởng của TP.HCM

13:45 - 11/12/2024

Chiều 10.12, kỳ họp HĐND TP.HCM khóa X nhiệm kỳ 2021 - 2026 tiếp tục ngày làm việc thứ 2 với nội dung trọng tâm là chất vấn Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi.

Đại biểu Lê Xuân Viên, Phó trưởng ban Đô thị HĐND TP.HCM, đặt câu hỏi về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản cũng như cải thiện môi trường đầu tư để thu hút đầu tư nước ngoài (FDI). Đại biểu Nguyễn Minh Nhựt, Phó trưởng ban Văn hóa - Xã hội, quan tâm đến dự án chống ngập do triều tổng mức đầu tư 10.000 tỉ đồng chưa hoàn thành, đồng thời đề nghị làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ. Một số đại biểu khác nêu tình trạng nhà đất công bỏ trống, sử dụng không hiệu quả; nhiều dự án bế tắc do thủ tục hành chính rườm rà; phân cấp, phân quyền chưa triệt để...
Đánh thức các động lực tăng trưởng của TP.HCM

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi trả lời chất vấn

ẢNH: SỸ ĐÔNG

Trả lời, Chủ tịch Phan Văn Mãi cho biết năm 2024 thị trường bất động sản có dấu hiệu khởi sắc hơn. Từ tháng 1 - 11.2024, TP.HCM cấp phép cho 12 dự án (DA) nhà ở thương mại, khởi động lại một số DA cũ. TP.HCM đang tập trung giải quyết 30/64 DA bất động sản gặp vướng mắc, trong đó 8 DA đã được tháo gỡ hoàn toàn, 22 DA còn lại đang tiếp tục xử lý. Sở Xây dựng TP.HCM đã đề xuất quy trình rút ngắn thời gian, giảm bớt thủ tục hành chính. "Tôi tin rằng thị trường bất động sản sẽ ấm hơn và tích cực hơn vào năm 2025", ông Mãi nhận định.

Về thu hút FDI, dù có sự giảm sút so với năm 2023 nhưng TP.HCM vẫn là địa phương dẫn đầu cả nước. Ông Mãi cho biết một trong những thách thức chính mà TP.HCM đang đối mặt là thiếu quỹ đất sạch sẵn sàng giao cho nhà đầu tư. Để khắc phục điều này, địa phương đang cải thiện hạ tầng khu công nghiệp, đơn giản hóa thủ tục đầu tư và giải quyết nhanh chóng các vấn đề phát sinh cho doanh nghiệp.

Để tăng trưởng 10% năm 2025, ông Mãi cho rằng cần phải huy động tổng đầu tư khoảng 500.000 tỉ đồng, trong đó ngân sách khoảng 100.000 tỉ đồng, còn lại 400.000 tỉ đồng từ nguồn lực xã hội. Đơn cử cơ chế hỗ trợ lãi suất các DA phát triển KT-XH thông qua Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước TP.HCM có thể huy động được 40.000 tỉ đồng từ 10.000 tỉ đồng ngân sách hỗ trợ. Năm 2025, TP.HCM cũng tập trung phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ, tạo đột phá về du lịch, củng cố các động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy động lực mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Đánh thức các động lực tăng trưởng của TP.HCM

TP.HCM sẽ tổng rà soát nhà đất công, xử lý hơn 1.000 địa chỉ đang bỏ trống, lãng phí

Ảnh: Nhật Thịnh

Liên quan việc phân cấp, ông Mãi khẳng định sẽ rà soát kỹ lưỡng các điều kiện về nguồn lực để đảm bảo việc thực thi diễn ra thuận lợi, đồng bộ, tránh tình trạng đã phân cấp rồi nhưng vẫn phải hỏi lại ý kiến sở ngành như ở lĩnh vực quy hoạch vừa qua.

Về tài sản công, Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Hoàng Hải cho biết trên địa bàn có khoảng 13.000 nhà đất công, trong đó hơn 2.000 địa chỉ do T.Ư quản lý và gần 11.000 địa chỉ thuộc TP.HCM. Đáng chú ý, có hơn 1.000 địa chỉ đang bị bỏ trống do nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình khu nhà khách ở số 1 Lý Thái Tổ (Q.10), khu đất 8 - 12 Lê Duẩn, khu đất 2 - 4 - 6 Hai Bà Trưng hay công trình One Central đối diện chợ Bến Thành tại Q.1. Đầu tháng 1.2025, Sở Tài chính sẽ kiểm kê toàn bộ tài sản công nhằm đánh giá toàn diện, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng.

Trao đổi thêm, Chủ tịch Phan Văn Mãi cho biết TP.HCM đã xây dựng kế hoạch rà soát và giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản công, bao gồm các vụ việc, vụ án tồn đọng và các DA dang dở. Với nhà đất đang bỏ trống, trên cơ sở phân loại, một số tài sản sẽ được bán đấu giá, một số khác có thể được cho thuê tạm thời trong thời gian chờ đầu tư mới. Trong đợt sắp xếp bộ máy sắp tới, TP.HCM tính toán lại trụ sở nhằm tối ưu hóa hiệu quả sử dụng, tạo thêm nguồn lực để phát triển. Chủ tịch UBND TP.HCM cũng đề nghị các quận, huyện chủ động rà soát, đề xuất điều chuyển những khu đất công không hiệu quả về làm công trình công cộng như bệnh viện, trường học.

Đánh thức các động lực tăng trưởng của TP.HCM

Đại biểu Trần Quang Thắng đặt câu hỏi về việc kêu gọi đầu tư xã hội hóa vào các dự án phát triển hạ tầng

ẢNH: SỸ ĐÔNG

Về DA chống ngập do triều khởi công năm 2016 nhưng chưa hoàn thành, ông Mãi cho biết DA này được lãnh đạo cấp cao nhắc đến như một ví dụ điển hình về sự kéo dài và lãng phí. UBND TP.HCM đã kiến nghị Thủ tướng 3 nội dung chính gồm: cho phép TP.HCM điều chỉnh DA; đề nghị Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ tái cấp vốn, gia hạn thời gian tái cấp vốn, và cơ cấu lại kế hoạch trả nợ giữa nhà đầu tư và TP; thanh toán hợp đồng bằng quỹ đất và bằng tiền. Mới đây, TP.HCM đề xuất thanh toán hơn 3.000 tỉ đồng phần khối lượng đã được kiểm toán để nhà đầu tư hoàn thiện các hạng mục còn lại, phần chênh lệch sẽ dùng để trả nợ ngân hàng nhằm giảm lãi. "Chúng tôi thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là giải quyết các vướng mắc trong tháng này", ông Mãi nói.

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Sui Gia Nan Giải - SCTV9

 

Cuộc sống hôn nhân - SCTV9

Bà xã cát tường - SCTV9

 

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...