Dịch vụ OTT xuyên biên giới vào Việt Nam trốn 3 loại thuế, lại còn đòi không bị quản lý nội dung

09:49 - 15/05/2019

Theo Tổng giám đốc SCTV, các nhà cung cấp dịch vụ OTT xuyên biên giới vào Việt Nam đang trốn 3 loại thuế. Cụ thể, các nhà cung cấp dịch vụ OTT xuyên biên giới không nộp thuế nhà thầu, không nộp thuế nhập khẩu, đối với các quảng cáo mà họ cài sẵn trên nội dung còn trốn cả thuế VAT tại Việt Nam.

 Ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam.
 
Ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam.
 
Tại Hội thảo “Chuyển đổi số trong lĩnh vực truyền hình và dịch vụ nội dung số - Kinh nghiệm quốc tế và góp ý cho xây dựng pháp luật đối với Việt Nam” tổ chức tại Hà Nội vào sáng 14/5/2019, ông Trần Văn Úy, Chủ tịch Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam (VNPayTV), Tổng giám đốc Truyền hình cáp SCTV cho rằng, các nhà cung cấp dịch vụ OTT xuyên biên giới vào Việt Nam đang trốn 3 loại thuế. Cụ thể là họ không nộp thuế nhà thầu, không nộp thuế nhập khẩu, đối với các quảng cáo mà họ cài sẵn trên nội dung còn trốn cả thuế VAT tại Việt Nam.
 
“Họ cung cấp dịch vụ vào Việt Nam, thu tiền ở Việt Nam nhưng lại đang lách luật và trốn 3 lần thuế”, Tổng giám đốc SCTV cho hay.
 
Ông Trần Văn Úy, Chủ tịch VNPayTV , Tổng giám đốc SCTV phát biểu tại Hội thảo sáng ngày 14/5/2019.
 
Ông Trần Văn Úy, Chủ tịch VNPayTV , Tổng giám đốc SCTV phát biểu tại Hội thảo sáng ngày 14/5/2019.
 
Cũng theo Tổng giám đốc SCTV, trong khi các doanh nghiệp truyền hình của Việt Nam khi nhập khẩu một nội dung, mua bản quyền để phát sóng đều phải đóng thuế, khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng cũng nộp thuế. Netflix bán dịch vụ vào Việt Nam thu 220.000 – 260.000 đồng/thuê bao, nhưng lại không nộp thuế, không chịu sự kiểm duyệt nội dung, như vậy hoàn toàn là không công bằng. Trong khi các nhà mạng viễn thông của Việt Nam đã làm sẵn hạ tầng mạng, giống như làm sẵn “đường xá” cho các OTT nước ngoài, các đơn vị này chỉ việc bán hàng vào thị trường Việt Nam rồi thu tiền mà không chịu nộp thuế, không chịu sự kiểm duyệt nội dung. Với một chương trình OTT có cài sẵn quảng cáo của Heineken chẳng hạn, khi họ phát vào Việt Nam, người Việt Nam phải xem những quảng cáo này, bia Heineken bán ào ào ở Việt Nam nhưng Việt Nam cũng không thu được đồng thuế nào từ các quảng cáo này.
 
"Đối với Các đơn vị truyền hình trong nước, khi đưa 1 video lên OTT cũng phải kiểm duyệt từng câu, từng chữ, từng dấm chấm, dấu phẩy, nhưng hiện nay trên OTT xuyên biên giới hạng ngàn, hàng vạn bộ phim của nước ngoài cung cấp vào Việt Nam lại không phải kiểm duyệt, không phải nộp thuế, trong khi nội dung trên đó đầy sự nhạy cảm về văn hóa, thuần phong mỹ tục", ông Trần Văn Úy phát biểu.
 
Ông Nguyễn Ngọc Lanh, Phó Giám đốc VTC Digital.
 
Ông Nguyễn Ngọc Lanh, Phó Giám đốc VTC Digital.
 
Cũng liên quan đến quản lý dịch vụ nội dung OTT, ông Nguyễn Ngọc Lanh, Phó giám đốc VTC Digital, cho hay hiện nay chính sách Nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh buôn bán ở Việt Nam nhưng dịch vụ truyền hình OTT có hiện tượng cung cấp xuyên biên giới vào thị trường Việt Nam chưa thực hiện trách nhiệm về thuế, cũng như các trách nhiệm tuân thủ các quy định quản lý nội dung khác. Thêm vào đó, trước đây người dân Việt Nam được thụ hưởng nhiều các sự kiện thể thao, nhưng thời gian gần đây ngay cả VTV cũng tránh né không muốn mua bản quyền do có hiện tượng các doanh nghiệp truyền thông nhảy vào mua bản quyền truyền hình, đẩy giá lên quá cao. APRU (doanh thu bình quân trên thuê bao – PV) của truyền hình trả tiền ở Việt Nam rất thấp, trong khi các doanh nghiệp trong nước phải chi phí để đầu tư hạ tầng khá lớn, thị trường bị cạnh tranh mạnh, nên một số doanh nghiệp truyền hình không còn nhiều tiền để đầu tư vào các nội dung chuyên biệt, đây là những khó khăn của nhiều đơn vị truyền hình trả tiền.
 
Do đó, ông Nguyễn Ngọc Lanh kiến nghị, Nhà nước cần phải tạo ra hành lang pháp lý bình đẳng giữa dịch vụ trong nước và ngoài nước, trong cả hai lĩnh vực nội dung số và truyền hình trả tiền. Chính sách bảo hộ ngược đã ảnh hưởng rất lớn tới các nhà cung cấp dịch vụ game online trong nước suốt thời gian qua là bài học cần cân nhắc cho việc quản lý các dịch vụ nội dung số khác.
 
Theo ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, dịch vụ truyền hình trả tiền đang có mức APRU ngày càng thấp, dịch vụ truyền hình trả tiền Việt Nam gần ở mức thua lỗ xuất hiện tỷ lệ ngày càng nhiều. Các doanh nghiệp truyền hình trả tiền ở Việt Nam đang bị hiện tượng cạnh tranh bất bình đẳng, do một số doanh nghiệp mới tham gia thị trường truyền hình kinh doanh bán dưới giá thành, đây là một nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp trong nước khó khăn.
 
Đối với nghĩa vụ thuế của dịch vụ OTT xuyên biên giới mà ông Trần  Văn Úy đề cập ở trên, ông Nguyễn Xuân Cường cho rằng, trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế thì mọi doanh nghiệp khi kinh doanh ở Việt Nam đều phải tuân thủ. OTT là dịch vụ mới, có tính mở và các dịch vụ mới liên tục phát sinh những thay đổi, do đó chính sách phải tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả doanh nghiệp của Việt Nam cũng như nước ngoài phát triển. Đối với những dịch vụ mới như OTT cũng cần phải quản lý, nhưng nên áp dụng chính sách tiền kiểm hay hậu kiểm nội dung cần phải được xem xét, chính sách khi ban hành cần phải tốt cho cả doanh nghiệp và người dân thụ hưởng dịch vụ.
 
 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

lịch phát sóng trên truyền hình

Thanh toán hóa đơn SCTV

Cuộc sống hôn nhân - SCTV9

Không gian lạ - SCTV9

 

Sui Gia Nan Giải - SCTV9

 

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...