Ngày 26/04/2024, Đại học Lâm nghiệp đã ký thỏa thuận hợp tác ứng dụng nền tảng VN Check vào nghiên cứu, đào tạo theo đề án chuyển đổi số của Trường (giai đoạn 2024-2030).
Hình ảnh tại Buổi ký kết: NGUT-GS-TS. Phạm Văn Điển bên phải, Ông Mai Quang Thịnh bên trái
VN Check là nền tảng công nghệ truy xuất nguồn gốc và chống làm giả 4.0 đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng các công nghệ hiện đại 4.0 được Công ty Cổ phần Công nghệ và Số hóa Toàn cầu nghiên cứu và phát triển từ khi có Quyết định 100/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/01/2019. Chương trình hợp tác giữa Trường Đại học Lâm nghiệp với Công ty Cổ phần Công nghệ và Số hóa Toàn cầu là một trong những nội dung thuộc Đề án Chuyển đổi số của nhà trường (giai đoạn 2024-2030). Thông qua việc ứng dụng những công nghệ mới hiện đại vào đào tạo nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho sinh viên. Nền tảng VN Check đã xây dựng hiện nay phù hợp với thông tư Số: 26/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản; Thông tư Số: 02/2024/TT-BKHCN ngày 28 tháng 3 năm 2024 của Bộ KH&CN về Quản lý truy xuất nguồn gốc; Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2022 về Quản lý, thực thi hoạt động truy xuất nguồn gốc bài bản, hiệu quả.
Sau khi chứng kiến các kỹ thuật viên của VN Check triển khai demo 10 bước thực hiện truy xuất nguồn gốc, gồm: Thiết lập quy trình canh tác, sản xuất; Thiết lập quản lý nông trại, vườn ươm; Cập nhật dữ liệu canh tác – sản xuất; Xử lý sâu bệnh, cập nhật bổ sung dữ liệu sản xuất; Cập nhật dữ liệu thu hoạch; Cập nhật dữ liệu sơ chế; Cập nhật dữ liệu làm sạch – chế biến; Cập nhật dữ liệu đóng gói; Cập nhật dữ liệu bảo quản; cập nhật dữ liệu phân phối đến tay khách hàng.
Hình ảnh các kỹ thuật viên của VN Check trình diễn công nghệ.
Trong khuôn khổ hợp tác giữa hai đơn vị, VN Check sẽ tham gia vào các hoạt động nghiên cứu của nhà trường: Đánh dấu vật tư thí nghiệm, kiểm soát giống cây trồng trong quá trình lai tạo giống và kiểm soát nhật ký canh tác các cây trồng tại vườn ươm.
Hình ảnh vườn ươm của Trường Đại học Lâm nghiệp.
VN Check là nền tảng ứng dụng các công nghệ 4.0 hiện đại như IoT (Internet of Things – Internet vạn vật), AI (Artificial Intelligence – Trí tuệ nhân tạo), Blockchain – Chuỗi khối vào chuẩn hóa quy trình, thu thập, xử lý, mã hóa dữ liệu theo thời gian thực. Khả năng kết nối dữ liệu liền mạch, minh bạch với các cổng thông tin truy xuất nguồn gốc và các nền tảng khác cũng là một lợi thế cạnh tranh của VN Check. Trong quá trình phát triển công nghệ, VN Check đã nghiên cứu và áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng như: TCVN 11041 về Nông nghiệp hữu cơ, TCVN 11892 – Thực hành Nông nghiệp tốt (VietGAP), TCVN 12850 – Yêu cầu chung với Hệ thống truy xuất nguồn gốc; ISO 9001 - Hệ thống quản lý tiêu chuẩn chất lượng; ISO 22000 - Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm toàn cầu, TCVN 7203 - Các thông số được sử dụng để kiểm tra xác nhận chất lượng các loại mã vạch một chiều, TCVN 7825 - Các yêu cầu đối với mã vạch EAN/UPC, JAS – Tiêu chuẩn Thực hành canh tác hữu cơ của Nhật Bản, EU Organics – Tiêu chuẩn thực hành canh tác hữu cơ của Liên minh Châu Âu, FDA Food – Tiêu chuẩn về an toàn Thực phẩm của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, USDA – Tiêu chuẩn thực hành canh tác hữu cơ - Tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ...
Thông qua việc hợp tác, hai bên mong muốn phát huy tiềm năng của mình vào công cuộc chuyển đổi số của đất nước nói chung và nhà trường nói riêng. Đóng góp vào sự phát triển công nghệ và nguồn nhân lực, đẩy kinh tế nông nghiệp nông thôn phát triển bền vững trong tương lai, hòa nhập với kinh tế Thế giới.
Nguồn: vtv.vn