Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh - Lựa chọn chiến lược cho phát triển bền vững

19:22 - 28/05/2024

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược, để có thể đảm bảo cho một quốc gia phát triển nhanh và bền vững bởi tốc độ tăng trưởng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng GDP của đất nước.

Phát biểu tại Diễn đàn cấp cao chuyển đổi số Việt Nam – Châu Á 2024 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức chiều 28/5, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) nêu rõ, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là một cặp song sinh. Chúng đi với nhau và hỗ trợ nhau muốn chuyển đổi xanh thì phải dùng chuyển đổi số và muốn chuyển đổi số thì cũng phải dùng chuyển đổi xanh. Hai chuyển đổi này cũng sẽ đảm bảo cho một quốc gia phát triển nhanh và bền vững. Việt Nam đã xác định chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh – cặp song sinh để phát triển bền vững

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Năm 2020 kinh tế xanh đã đóng góp khoảng 2% GDP của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng trên 10%. Và cũng trong năm này kinh tế số của Việt Nam đã đóng góp 12% GDP nhưng đến năm 2023 thì kinh tế số theo tính toán của Bộ TT&TT đã đóng góp 16,5% GDP và với tốc độ tăng trưởng trên 20%. Một năm, hai chuyển đổi số và xanh có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP của đất nước từ 2 đến 4 lần.

Theo ước tính của cơ quan năng lượng quốc tế IEA: các trung tâm dữ liệu trong năm 2022 đã tiêu thụ khoảng 240 đến 340 tỷ kilowatt giờ, tương đương với một đến 1,3% nhu cầu điện năng toàn cầu và đang tiếp tục tăng lên rất nhanh. Hiện nay tiêu thụ điện của toàn ngành công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông chiếm từ 6 đến 10% tổng tiêu thụ điện năng thế giới và thải ra 3,7% tổng lượng khí thải nhà kính. Số liệu này được dự báo sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025 và ước tính khoảng 14% tổng lượng khí thải CO 2 trên toàn cầu vào năm 2040.  Bởi vậy, chuyển đổi số phải dùng các công nghệ xanh.

Chuyển đổi số là để tạo ra một loại toàn tài nguyên mới là dữ liệu. Lần đầu tiên trong lịch sử phát triển của mình con người thay vì tiêu dùng và làm cạn kiệt tài nguyên thì tạo ra tài nguyên mới.

“Trước đây, càng phát triển thì càng làm cạn kiệt tài nguyên ngày nay càng phát triển thì càng sinh ra nhiều tài nguyên. Chuyển đổi số cũng là để chúng ta thoát ly ra khỏi thế giới. Quản lý thế giới được ảo hóa trong không gian máy. Thế giới vật lý thì vật chất có khoảng cách có thời gian. Thế giới số thì phi vật chất không có khoảng cách không có thời gian”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho hay.

Thế giới số là rất phù hợp cho tư duy của loài người. Đổi mới sáng tạo sẽ diễn ra nhanh hơn rất nhiều trên không gian mạng và khi thành công thì ánh xạ ngược lại vào thế giới vật lý. Quốc gia nào chuyển đổi số nhanh hơn quốc gia đó sẽ giàu có hơn.

Chuyển đổi xanh là để con người quay về với mẹ thiên nhiên. Chuyển đổi xanh là để không làm cạn kiệt tài nguyên. Chuyển đổi xanh là để bảo vệ chính môi trường mà con người đang sống trong đó.

“Muốn phát triển nhanh thì chuyển đổi số muốn bền vững thì chuyển đổi xanh. Nhưng cả chuyển đổi số và chuyển đổi xanh thì đều cần đến công nghệ số mà công nghệ số thì cốt lõi nó chính là bán dẫn. Bộ TT&TT đã dự thảo xong phiên bản cuối cùng của chiến lược quốc gia về phát triển chip bán dẫn”, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho hay.

Trong đó, 3 điều trọng yếu của chiến lược là: Phát triển chip bán dẫn phải nằm trong chiến lược về công nghiệp điện tử Việt Nam; Việt Nam sẽ đi từ thấp nhân lực bán rất toàn cầu đến công việc bán dẫn; Việt Nam sẽ là số một trong sự chuyển dịch chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.

Chuyển đổi số - Việt Nam phải đi con đường riêng

Phát triển kinh tế số là một chặng đường dài, là ứng dụng nhiều hơn, là nghiên cứu ứng dụng. Đặc điểm dân tộc, văn hóa, ngữ cảnh đất nước, đặc thù của từng ngành từng lĩnh vực là yếu tố quyết định. Và đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam vì am hiểu bối cảnh Việt Nam, bài toán Việt Nam, tạo ra lời giải và sản phẩm Việt Nam tạo ra cách tiếp cận của Việt Nam.

“Việt Nam phải đi con đường Việt Nam và vì đi con đường Việt Nam mà chúng ta có cơ hội tiến lên đi đầu. Đi con đường của người khác thì cũng mãi sẽ chỉ là người theo sau. Chuyển đổi số phát triển kinh tế số Việt Nam là có ý nghĩa quyết định và Bộ TT&TT đặt mục tiêu xây dựng chiến lược này”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Theo PGS-TS Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng Sáng lập Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), Việt Nam đang có một lợi thế vô cùng trọng yếu, thực chất là liên quan đến con người.

“Người Việt Nam đông, nhưng quan trọng nhất là chúng ta có gen làm về khoa học công nghệ, Toán học, trí tuệ nhân tạo và hiện nay thế giới đang rất thiếu nguồn lực này (riêng ngành bán dẫn thiếu khoảng 1 triệu người). Biến đổi quan trọng bậc nhất của Việt Nam là biến đổi con người”, ông Trương Gia Bình nhận định.

“Vậy làm thế nào để chúng ta có rất nhiều người sẵn sàng dấn thân vào ngành công nghệ thông tin, vào ngành trí tuệ nhân tạo, vào ngành bán dẫn, vào ngành xe điện, vào chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Sự dấn thân, chuyển đổi này sẽ giúp cho Việt Nam giải quyết tất cả những vấn đề mà chúng ta đang có”, ông Trương Gia Bình đặt vấn đề.

Diễn đàn Cấp cao có chủ đề “Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh - Phát triển kinh tế số” tiếp tục diễn ra trong ngày 29/5 sẽ đề cập sâu hơn về các giải pháp chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tăng cường ứng dụng trí tuệ nhân tạo, góp phần tạo ra sự phát triển của công nghệ số trên dữ liệu số./.

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Báo Thù: Bí mật đằng sau những âm mưu và tội ác chồng chất

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Nguồn: Vietcombank

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...