Lần thứ 3, phim tài liệu “Bẫy” do ê-kíp của Trung tâm Sản xuất và Phát triển Nội dung số thực hiện tiếp tục được vinh danh ở một giải thưởng lớn.
Sau Giải Vàng của Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 41 và giải A báo chí Quốc gia năm 2022, phim tài liệu do ê-kíp Trung tâm Sản xuất và Phát triển Nội dung số (VTV Digital) sản xuất tiếp tục được vinh danh là Phim tài liệu xuất sắc tại Cánh diều Vàng 2023.
Nhà báo Hồ Trí (áo trắng thứ hai từ bên trái sang) trên sân khấu nhận thưởng.
Đây không chỉ là niềm vui, hạnh phúc mà còn là vinh dự lớn lao của đội ngũ phóng viên nhận được trong sự nghiệp làm báo của mình. Đại diện của ê-kíp, nhà báo Hồ Trí đã có những chia sẻ ngay sau khi lên sân khấu nhận giải thưởng này.
Được phát sóng vào cuối năm 2022, bộ phim tài liệu đã tạo nên nhiều cung bậc cảm xúc cho người xem, tác phẩm giúp cảnh báo và định hướng trong bối cảnh lừa đảo trực tuyến và nạn buôn bán người xuyên biên giới trở nên báo động.
Theo nhà báo Hồ Trí công việc nào cũng có những khó khăn vất vả, rủi ro riêng bởi vậy, đừng nghĩ chỉ riêng nghề báo là khổ, là nguy hiểm. Không có một công việc hay một sản phẩm báo chí nào được đầu tư nghiêm túc mà hoàn thành một cách nhẹ nhàng cả.
“Không nên đặt giới hạn cho bản thân, thay vào đó hãy lưu tâm đến giới hạn về đạo đức và pháp lý” – nhà báo Hồ Trí chia sẻ.
– Chúng tôi bắt đầu nghe ngóng được từ những mẩu thông tin nhỏ trên mạng xã hội rồi qua những cuộc chuyện trò của mọi người rằng chỗ này chỗ kia có người bị lừa đảo, bị mất tích. Nhưng đó là câu chuyện phiếm và mọi thông tin còn khá mù mờ. Thực tế như thế nào lại là câu chuyện dài. Ê-kíp sản xuất đã dành thời gian tìm hiểu thông tin từ rất nhiều nguồn khác nhau, cả trong và ngoài nước. Được khẳng định là có chuyện đó xảy ra nhưng cụ thể như nào thì mình cần phải tìm hiểu và trực tiếp khai thác.
Chúng tôi quyết định lên đường và thực hiện những cảnh quay đầu tiên từ những ngày đầu năm 2022, sự mơ hồ dần dà được khơi thông. Mỗi bước đi lại phát hiện thêm những điều mới mẻ, càng đi càng có cái nhìn bao quát và cụ thể hơn. Thu nhặt từng dữ liệu để tạo thành một câu chuyện có logic, hợp lý và đúng sự thật. Điều quan trọng nhất ở đây là phải cố gắng bước, bước tiếp để có được những câu chuyện chân thực nhất.
Trước “Bẫy”, chúng tôi đã có vài lần được tác nghiệp ở nước ngoài với những đề tài “dễ thở” hơn, nhưng dù là gì thì việc tác nghiệp ở phía bên kia biên giới chưa bao giờ là đơn giản. Những rào cản về ngôn ngữ, văn hoá, địa hình luôn là điều khiến việc tác nghiệp trở nên khó khăn. Đa số các đề tài khác, chúng tôi đều có nhân vật và câu chuyện trước giờ khởi hành, nhưng với “Bẫy” thì không. Những thông tin ở thời điểm bắt đầu đặt chân sang bên kia biên giới quá chung chung và mù mờ. Nó cũng đã khiến chúng tôi có nhiều cung bậc cảm xúc và từ bỏ cũng là điều được cả ê-kíp nghĩ tới.
Nhưng dù làm đề tài gì và tác nghiệp ở đâu, thì quan trọng nhất là yếu tố pháp lý. Từ việc xin phép cơ quan, chuẩn bị các thủ tục, giấy tờ xuất nhập cảnh… đến việc phải hiểu về quy tắc tác nghiệp, hình ảnh nào được quay, được phép sử dụng bởi đây còn liên quan đến vấn đề ngoại giao quốc gia.
Khi tác nghiệp tôi nghĩ phóng viên chúng tôi không nên đặt giới hạn cho bản thân mình thay vào đó cần lưu tâm đến đạo đức và pháp lý bởi đây mới là hai thứ cần quan tâm đến. Là phóng viên thì ai cũng “tham” dữ liệu, đây là điều tốt bởi mong muốn có được nhiều thông tin nhất để phục vụ cho khán giả của mình, nhưng chớ vì điều đó mà bất chấp để rồi vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật.
Những hình ảnh trích ra trong phim “Bẫy”
– Chúng tôi làm không xác định là mình sẽ tạo ra một bộ phim bom tấn và chưa một tác phẩm nào được tạo nên bởi suy nghĩ đó. Chúng tôi luôn nghĩ đơn giản, đó là công việc của mình nên mình muốn làm và phải làm. Nghề báo vốn dĩ hơn người khác ở việc họ biết được sự thật và thậm chí còn là những người đầu tiên được chứng kiến sự thật. Và khi biết được một sự thật tàn khốc như thế mà không lên tiếng cũng là tội ác.
Trong quá trình triển khai nhận thấy thông tin dày dặn, nếu chỉ gói gọn trong vài mẩu tin phản ánh thì nội dung sẽ bị đứt đoạn. Một hai phóng sự cũng không thể truyền tải hết được thông tin, thông điệp để người xem tiếp cận nội dung một cách trọn vẹn nhất. Gần 8 tháng thực hiện, khi phim đóng máy, những tư liệu quay được đã thực sự trở nên đặc biệt bởi tính cảnh báo cao độ của nó và thế là nó đã vô tình trở thành VTV Đặc biệt. Nói ra điều này để khán giả biết rằng chúng tôi không cố biến điều gì thành đặc biệt và không xuất phát điểm với mục tiêu đặc biệt, mà nó chỉ đơn thuần xảy đến như vậy mà thôi.
Đây là những thước phim về sự thật. Nó không có kịch bản để gò ép nhân vật và câu chuyện theo ý muốn của ê-kíp. Phim cũng không có đạo diễn, bởi nhân vật không diễn theo sự chỉ đạo của ai. Tất cả lựa chọn đều là của họ và nhiệm vụ của phóng viên chỉ là ghi lại sự thật đó mà thôi. Việc tìm kiếm và tiếp cận được các nhân vật thậm chí còn khó hơn cả việc làm thế nào để quay được những hình ảnh trong phim. Bởi vậy công sức làm nên bộ phim không thể tính bằng số người, số ngày, mà bằng số phận con người!
– Sau thời gian làm hậu kỳ, chúng tôi thống nhất lựa chọn từ “Bẫy” đặt tên cho phim của mình, đây là danh từ nhưng cũng là động từ. Hành vi và hành động để các nạn nhân “mắc bẫy” xảy ra từ trong nước đến quốc tế, các nhân vật đang rơi vào bẫy, bẫy của chính mình lẫn của những kẻ buôn người. Xót xa, nhiều nạn nhân biết là bẫy nhưng vẫn lao vào vì muốn thoát nghèo. Họ loay hoay trong bẫy, có người phải trả giá bằng cả mạng sống.
Trong quá trình tác nghiệp, khó khăn đến rất nhiều. Nó đến không chỉ ở việc tác nghiệp ở bên kia bên giới mà là làm thế nào để ghi được hình ảnh ở bên trong các tổ chức tội phạm lừa đảo qua mạng và buôn bán người. Lo sợ là có nhưng nếu cứ chỉ biết lo hay sợ thì không giải quyết được vấn đề mà chỉ càng khiến mọi điều trở nên rối rắm. Thay vì sợ bị tội phạm bắt giữ, đánh đập hay thủ tiêu khi phát hiện mình thâm nhập để ghi hình thì phải nghĩ ra cách đối phó nếu giả thuyết đó xảy đến. Ê-kip quan niệm, nếu bạn làm điều gì vì sự thật, vì nên làm và phải làm thì lúc đó bạn sẽ tự sản sinh ra vaccine để tự bảo vệ mình.
Giờ, sau khi phim lên sóng thì có thể nói ra mọi thứ hay ho và trơn tru như vậy, nhưng chính tôi và đồng nghiệp đã hơn một lần muốn bỏ cuộc. Áp lực lớn nhất là tiến độ, thời gian càng kéo dài thì nhiều nạn nhân càng lún sâu vào bẫy. Có lúc ê-kíp đã phải tranh cãi nhau dữ dội vì sự phối hợp chưa thực sự ăn ý.
Vì quá nhiều áp lực khiến mọi người khó giữ cái đầu lạnh để tỉnh táo. Bỏ cuộc nhưng rồi nghĩ rằng, nếu chúng ta không tiếp tục, thì ai nói ra sự thật này. Chúng ta quá có lỗi với nạn nhân và những người đang giúp sức cho mình. Vì vậy, nghỉ một lúc rồi cùng bước tiếp. Và chúng tôi đã cùng đi tiếp cho đến khi phim lên sóng.
– Giải thưởng Cánh Diều do Hội Điện ảnh Việt Nam tổ chức từ năm 2002, dần vươn tầm trở thành giải thưởng tầm quốc gia tôn vinh các tác phẩm điện ảnh, truyền hình, công trình nghiên cứu lý luận, phê bình điện ảnh và các tác giả, nghệ sĩ, người làm phim xuất sắc hằng năm. Nên việc nhận được giải thưởng này, đương nhiên là niềm vinh dự và tự hào rất lớn của tôi lẫn ê-kíp sản xuất.
Tuy nhiên, giải thưởng lần này có điểm khác đó là 2 giải thưởng trước màu sắc rõ tính báo chí hơn, còn giải Cánh diều Vàng do Hội điện ảnh Việt Nam tổ chức. Đây là một sân chơi khá mới với tôi, bởi một nhà báo chuyên làm tin tức, giờ đây tham gia vào sân chơi làm phim tài liệu ít nhiều có sự bỡ ngỡ. Thực sự khi nghe phim công bố được đoạt giải cao nhất ở hạng mục tham gia, tôi vẫn không tin đó là sự thật, rất bất ngờ và đầy cảm xúc.
Sau khi phim tài liệu “Bẫy” nhận được giải Vàng của Liên hoan truyền hình toàn quốc, giải A giải Báo chí Quốc gia và lần này là giải Cánh diều Vàng, chúng tôi hiểu được rằng, những nỗ lực và cống hiến của mình đã và đang được ghi nhận.
Được khán giả đón nhận và được giới chuyên môn đánh giá cao, đó là niềm hạnh phúc lớn của những người làm nghề. Bất kì sự ghi nhận nào đối với người làm báo cũng đều là động lực khiến cho chúng tôi tự hào, yêu quý và trân trọng công việc của mình nhiều hơn.
– Rối bời – từ này mô tả đúng thời điểm lúc đó của tôi. Một mớ tư liệu quay bằng nhiều thiết bị bởi nhiều con người ở những thời điểm khác nhau. Từ hàng trăm Gigabyte hình làm sao có được sự chọn lựa cắt gọt quả là áp lực.
Ngay lúc đầu đi sản xuất, ê-kíp chỉ nghĩ mình sẽ làm loạt phóng sự ngắn, nhưng sau khi đóng máy thì xác định sẽ thực hiện thành một bộ phim tài liệu. Sự quyết định gấp, có thể gọi là cú “quay xe” gắt khiến cho người vai trò phóng viên kiêm luôn cả đạo diễn như tôi cũng cảm thấy hoang mang.
– Rất may, trước và sau khi lên sóng, các nhân vật vẫn luôn hỗ trợ và đồng lòng cùng ê-kíp sản xuất. Phần lớn các em ở độ tuổi đôi mươi, sau khi về quê bắt đầu lại với cuộc sống mới cũng không mấy dễ dàng bởi vốn sống và chuyên môn không có. Phần nhiều làm công việc chân tay, phụ cha mẹ làm đồng, lao động ở những mỏ đá hoặc may mắn hơn là được đi làm công nhân ở những phân xưởng gần nhà.
Trong số nhân vật này, có một gia đình có hoàn cảnh rất đặc biệt. Nạn nhân đã mất ở bên kia biên giới. Mặc dù mới ở tuổi 20 nhưng là lao động chính của gia đình, bởi mẹ không đủ sức lao động, bố bị thiểu năng trí tuệ, anh cả bị tâm thần, người e út học đến lớp 9 cũng vào bệnh viện tâm thần để điều trị thường xuyên.
Sau khi nạn nhân mất, cuộc sống gia đình càng rơi vào bế tắc. Nợ chồng nợ, bởi mang được tro cốt của em về được quê nhà thì cha mẹ phải vay mượn tứ phương với số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng. Nhưng nay may thay, sau khi phim lên sóng, cuộc sống của gia đình được khán giả gần xa đón nhận và chia sẻ. Căn nhà mới cũng đã được cất lên, nợ nần bước đầu cũng đã được trả xong. Gia đình còn dành một ít tiền từ mạnh thường quân để mua bò mua lợn, bắt đầu một cuộc sống mới kèm bao hi vọng tươi sáng hơn.
– Câu chuyện này chúng tôi vẫn mong muốn hé lộ trong phần 2 của bộ phim. Tuy nhiên, mọi chuyện khó có thể nói trước được, đặc biệt là phim tài liệu điều tra. Dự tính cũng chỉ là ước lượng chứ không thể chắc chắn được.
– Sau khi bộ phim phát sóng, theo tôi nạn nhân rơi vào bẫy đã ít hơn. Nhiều bạn trẻ ở những địa phương đã phần nào hiểu được không có cái gọi là “việc nhẹ lương cao”, chỉ cần biết gõ máy tính là lương có thể lên đến vài ngàn USD. Đặc biệt, sau khi phim lên sóng, chiến dịch giải cứu nạn nhân bên kia biên giới của các chính phủ càng diễn ra mạnh mẽ hơn. Riêng Việt Nam, Bộ Công an cũng đã phát đi nhiều cảnh báo liên quan đến nạn buôn bán người xuyên biên giới, nạn lừa đảo việc làm qua mạng và cũng đã vào cuộc triệt phá nhiều đường dây lừa đảo công nghệ cao.
Sự lan tỏa của phim giúp tôi cũng như các thành viên trong ê-kíp sản xuất có thêm nhiều động lực để tiếp tục dấn thân với nghề. Tôi cũng được thấy công việc của mình ít nhiều mang lại giá trị cho xã hội, dù ít hay nhiều.
Làm tin tức thời sự đã khó, nay làm phim tài liệu về mảng tiêu cực càng trở nên áp lực với tôi. Tuy nhiên, bản thân tôi cũng quan niệm, đừng đặt ra giới hạn cho bản thân. Chỉ nên đặt giới hạn cho đạo đức và pháp lý khi làm nghề.
– Thực sự khi thực hiện phim/lúc tác nghiệp tại hiện trường, tôi không hề nghĩ đến điều đó. Tôi cũng không hiểu vì sao mình lại không có nỗi sợ đó, thay vì nỗi sợ thì tôi nghĩ cách để đối phó. Bởi thế mà cũng quên mất sợ là gì. (cười)
– Chưa, chỉ là tạm hoãn bởi nhiều lí do khác nhau. Như thế cũng đồng nghĩa, người tôi như mang theo những tảng đá lớn, chưa hoàn thành được sản phẩm đồng nghĩa nó sẽ rất nặng nề.
– Bớt sốc nổi, điềm tĩnh và hiểu thấu đáo về bản thân và cuộc sống hơn.
– Có nhưng tôi chưa biết nó đi đến đâu nên không dám nói trước được. Có một đề tài tôi cũng đang triển khai làm nhưng mới khởi động cũng đã bị tắc. Rất khó thở và rất mong muốn nút thắt sớm được tháo gỡ.
– Nếu không có họ tôi sẽ không được đứng trên bục cao để nhận giải thưởng. Giải thưởng này tôi chỉ là đại diện, sự vinh danh tôi được sáng mặt nhất không có nghĩa công trạng chỉ có mỗi tôi.
Nguồn: vtv.vn
Đang gửi...