Câu chuyện người lính Trường Sa kể bằng âm nhạc

08:59 - 30/07/2024

Phim ca nhạc Trường Sa bến bờ trong nhaucó những bài ca, câu chuyện của nhiều thế hệ người lính hải quân.

Giọng ca trong trẻo của cậu học sinh trong buổi biểu diễn ở sân trường khiến một cảnh phim ca nhạc Trường Sa bến bờ trong nhau rất thu hút người xem. Cậu bé hát: "Mẹ bảo ba đến cháy/Vì nắng gió Trường Sa/Nhớ ba em cũng muốn/Làm bộ đội hải quân". Bố của cậu bé là một người lính Trường Sa, anh đi làm nhiệm vụ trong nỗi nhớ nhà và mỗi khi gặp con, cả hai cha con đều chào nhau theo kiểu những người lính.
Câu chuyện người lính Trường Sa kể bằng âm nhạc

Diễn viên Tiến Lộc và NSƯT Khánh Hòa trong phim

ĐPCC

Có nhiều câu chuyện về gia đình người lính được kể bằng âm nhạc như thế trong phim ca nhạc Trường Sa bến bờ trong nhau. Phim do Ban Văn nghệ - Đài truyền hình VN, phối hợp Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân VN, Quân chủng Hải quân, Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long thực hiện. Phim lên sóng vào 14 giờ 10 chủ nhật (ngày 4.8) trên kênh VTV1, nhân kỷ niệm 60 năm ngày chiến thắng trận đầu của Hải quân nhân dân VN và Quân dân miền Bắc.

Đoàn phim cho biết những câu chuyện trong phim được chắt lọc từ những lần đi Trường Sa của nhiều người trong ê kíp thực hiện. Trong đó, có những tình tiết như người vợ trẻ viết thư cho chồng nhưng chưa kịp gửi thì chồng đã hy sinh, người vợ nhờ con dâu mang thư ra Trường Sa thả vào lòng biển; hay tình tiết bé Xuân Trường khi đi học bị bạn trêu không có bố, mẹ của bé cắt áo của bố, may nhỏ lại cho con mặc và nói dối đó là quà tặng bố gửi về từ Trường Sa…

Hòa âm phối khí cho các ca khúc trong phim là những nhạc sĩ hàng đầu hiện nay như Trần Mạnh Hùng, Đỗ Bảo, Minh Đạo, Huyền Trung, Ngô Minh Hoàng, Phơ Nguyễn. Bên cạnh đó, các tiết mục cũng được dàn dựng chăm chút. Trong số này, có tiết mục NSƯT Khánh Hòa (Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long) biểu diễn Ngọn nến tri ân cùng Dàn nhạc giao hưởng và Dàn hợp xướng của các chiến sĩ bộ đội hải quân; Nơi ấy là Trường Sa cùng Dàn nhạc giao hưởng VN trên tàu Yết Kiêu; Chào Trường Sa cùng 100 cán bộ chiến sĩ tại cột mốc Trường Sa và trên đảo. Việc cả Dàn nhạc giao hưởng VN biểu diễn trên tàu lớn giữa biển, xen lẫn hình ảnh lực lượng hải quân tinh nhuệ với nhiều vũ khí khí tài hiện đại đem đến cảm nhận Tổ quốc bằng cả hình ảnh và âm thanh.

Lễ tưởng niệm Gạc Ma cùng đời sống của các chiến sĩ hải quân, chuyến tàu đưa người vợ đến Trường Sa thăm chồng, những cuộc hội ngộ của gia đình… nói lên sự gắn bó giữa hậu phương và tiền tuyến, đất liền và Trường Sa, nhân dân và những người lính hải quân trong bộ phim của đạo diễn Phú Trần.

Điều thú vị là nhiều diễn viên trong phim từng mặc áo lính, hoặc có người thân mặc áo lính. NSND Mạnh Cường từng mặc áo lính, diễn viên Bình An có ông nội, ông ngoại đều là bộ đội. Nhắc tới thời gian đi bộ đội, NSND Mạnh Cường nói: "Quãng thời gian ấy đủ để tôi thấm đẫm những vất vả của cha anh mình và thể hiện nhân vật của mình bằng tất cả sự trân trọng".

 
 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Ông chủ trường đua - SCTV9

 

Không khoan nhượng - SCTV9

 

Xứng danh tài nữ 4 - SCTV9 lần đầu tiên phát sóng tại Việt Nam

Thâm cung nội chiến - SCTV9

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...