Tuy nhiên, điểm trừ của kịch bản đầu tiên phải kể đến cảnh bạo lực, liệu có cần thiết phải dàn dựng cụ thể đến đáng sợ mới ra chất kinh dị? Những cảnh máu me, ám ảnh hay hàng loạt mũi chông sắt nhọn đưa lên khiến người xem trực quan không khỏi rùng mình. Mục đích để diễn tả tội ác nhưng sân khấu có thể làm ước lệ thay vì tả thực. Ngoài ra vẫn có những chi tiết bị "hở", như chi tiết chiếc khăn - cũng chính là 3 mảnh bản đồ chôn giấu kho báu của bọn đào mồ trộm mộ, tại sao phải đem tới thợ may mới được? Đã là bản đồ kho báu thì người ta phải giấu rất kỹ, và nếu muốn xem cứ trải ra ráp lại mà xem, không cần thiết phải có thợ may, dễ lộ bí mật. Và khi nhân vật Nhung ăn cắp chiếc khăn đó, bọn cướp bắt cô đã dám giết vợ chồng gã thợ may nhưng vẫn để cô sống, còn chia của cho cô…
Nhìn chung, kịch kinh dị vẫn là mảng hấp dẫn những khán giả thích cảm giác mạnh, tuy nhiên tính logic và tính bạo lực cần được lưu ý để thực sự chinh phục người xem.