Năm ấy anh mới 21 tuổi, đêm đêm ôm đàn ca hát trên chiến trường Nam Bộ phục vụ quân và dân kháng chiến. Có nhẽ đây cũng là sáng tác đầu tay của anh Phạm Minh Tuấn. Nhưng rất hay, rất vào lòng người, cú hát lên là nhanh chóng chinh phục người hát, chinh phục người nghe. Ở miền Bắc những năm tháng ấy, không ai không biết bài hát "Qua sông", và thậm chí rất nhiều người thuộc lòng bài hát ...
62 năm trôi qua, năm ấy, nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn 21 tuổi và năm nay vào tuổi 82, anh vẫn không quên những người hát "Qua sông" những ngày ấy, những ngày đất nước còn chia cắt đôi miền và mịt mùng khói lửa chiến tranh. Bằng cớ là mới đây, anh đã gửi tặng người yêu âm nhạc bài hát "Hành quân nghe O hát Xa khơi" để tặng nghệ sĩ Tân Nhân và để tặng chung những người nghệ sĩ mà tuy ông không hề biết mặt nhưng đã nhiều năm tháng ngân vang khúc hát “Qua sông”, rồi “Bài ca người nữ tự vệ Sài gòn”... của ông trên miền Bắc và nhiều nước quốc tế.
Nhạc sỹ Phạm Minh Tuấn
Bài hát “Hành quân nghe O hát xa khơi” viết từ trái tim người nhạc sĩ cho người ca sĩ nên rất xúc động lòng người. Và nhận được sự hưởng ứng của đông đảo người yêu âm nhạc. Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn Báo Nông nghiệp Việt Nam viết:
“Nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn năm nay 80 tuổi, rất nổi tiếng với các ca khúc “Đất nước”, “Bài ca không quên”, “Bài ca nữ tự vệ Sài Gòn”, “Thành phố tình yêu và nỗi nhớ”, “Mùa xuân từ những giếng dầu”, “Khát vọng”... và từng đảm nhiệm nhiều vị trí như Phó Giám đốc Nhạc viện TP.HCM, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin TP.HCM, Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam.
Trong không khí Hội nghị văn hóa toàn quốc 2021, nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn đã sáng tác ca khúc “O hát Xa khơi” để tưởng nhớ ca sĩ Tân Nhân (1932-2008). Dù bài hát ghi chú “Kính dâng hương hồn Nghệ sĩ Ưu tú Tân Nhân” nhưng không chỉ dành riêng cho ca sĩ đã trình bày rất thành công ca khúc “Xa khơi” của nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ mà còn tri ân những nghệ sĩ cách mạng đã đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Ca khúc “O hát Xa khơi” phục dựng hoàn cảnh kháng chiến: “Đường khuya lạnh buốt muỗi vắt gầy lẩn khuất khắp rừng hoang. Thương thương lắm những chàng trai ra trận. Hướng về Nam nơi ấy quê hương. Hành quân thần tốc dép lốp mòn bởi đất đá Trường Sơn. Thương thương lắm những đoàn quân xuất kích. Hướng về Nam, o hát Xa khơi”.
NSUT Tân Nhân
Tiếng hát “Xa khơi” của Nghệ sĩ Ưu tú Tân Nhân đã động viên tinh thần cho tiền tuyến lẫn hậu phương trong suốt những năm bom đạn. Nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn viết: “Nơi trận chiến pháo gầm như hổ đói. Nằm ém quân chờ tín hiệu vượt sông sâu. Trên biên giới vực sâu dốc đứng, sốt rét rừng tóc rụng vàng da. Nơi hậu tuyến xóm làng đang bỏng cháy, lòng bỗng thương thầm nhớ lại điệu ru con. Ta đi tới đường khuya bụng đói, thèm miếng đường khúc sắn bát cơm ngô. Ta đi tới đường quanh lạc lối, chân cắt rừng mắt mỏi đón sao mai. Quê hương rực nắng, hướng về Nam, o hát Xa khơi”.
Ca khúc chứng minh cảm hứng sáng tác vẫn dạt dào ở tuổi 80 của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn.
Ca khúc chứng minh cảm hứng sáng tác vẫn dạt dào ở tuổi 79 của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn.
Ca khúc “O hát Xa khơi” không phải tác phẩm đầu tiên mà nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn sáng tác để ca ngợi những nghệ sĩ dấn thân cho non sông thống nhất. Trước đây, nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn từng sáng tác ca khúc “Tiếng hát cuộc đời vẫn bay trên cao” dựa theo lời thơ Viễn Phương, để tặng Nghệ sĩ Nhân dân Quốc Hương (1920-1987).
Cũng như “Hành quân nghe O hát xa khơi”, ca khúc “Tiếng hát cuộc đời vẫn bay trên cao” chất chứa sự sự trìu mến và trân trọng của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn đối với đồng nghiệp: “Anh đã đi rồi đường xa mênh mông. Mùa xuân gió ào lá rụng ngoài song. Tôi nghe mơ hồ âm vang tiếng hát, giọt lệ trào ra. Giọt lệ trào ra, nén chặt đáy lòng... Có cái chết không bao giờ mất được. Ta có khi nào cách xa nhau đâu”.
Nghệ sĩ Quốc Hương.
Nghệ sĩ Quốc Hương, nghệ sĩ Tân Nhân, những nghệ sĩ tốp ca nữ Đoàn ca múa TW, đài TNVN… vào âm nhạc Phạm Minh Tuấn hết sức cao đẹp và xúc động. Qua đó, người ta càng hiểu hơn cái tình lớn, tình kháng chiến, tình đồng nghiệp, tình nghệ sĩ bên cái tài lớn của người nhạc sĩ thời đại Phạm Minh Tuấn …
Xin cảm ơn ông!