Hé lộ chiến thuật giúp Ukraine bóc tách lớp phòng thủ đầu tiên của Nga

10:58 - 07/08/2023

Sau hai tháng tiến hành cuộc phản công, các lực lượng Ukraine tuyên bố đã chọc thủng tuyến phòng thủ đầu tiên của Nga và đang tiếp cận tuyến phòng thủ chính.

Giới phân tích cho rằng đây là kết quả của việc Ukraine thay đổi chiến thuật. Trong thời gian tới, mục tiêu của Kiev tiến tới Biển Azov và cắt đứt hành lang trên bộ nối giữa bán đảo với Crimea với các cứ điểm của Nga ở miền Đông Ukraine có thể sớm được triển khai khi Kiev tung các lữ đoàn hạng nặng trang bị vũ khí phương Tây ra trận.

Ukraine bắt đầu phản công vào ngày 8/6/2023. Kể từ đó đến nay, nước này đã nhiều lần phải thay đổi chiến thuật khi đối mặt với tuyến phòng thủ kiên cố của Nga sâu gần 30km, chứa đầy mìn chống tăng và mìn chống bộ binh cùng hỏa lực pháo binh. Một số video đăng tải trên mạng xã hội cho thấy các lực lượng Ukraine đang ở cửa ngõ tuyến phòng thủ chính của Nga ở phía trung tâm của chiến tuyến, theo hướng thành phố Melitopol.

3 trục tấn công mới của Ukraine

Theo các nhà phân tích, hiện có 3 trục tấn công mới của Ukraine trên khắp chiến tuyến: Đầu tiên là mũi tiến công về phía Nam Orikhiv, gần nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzia; thứ hai là mũi tấn công quanh khu vực Velyka Novosilka ở phía Đông, còn ở phía Đông Bắc, các lực lượng Ukraine đang cố gắng bao vây thành phố Bakhmut – nơi Nga tuyên bố giành quyền kiểm soát hoàn toàn hồi tháng 5 vừa qua.

Đợt tấn công đầu tiên nhằm vào Melitopol và đợt thứ hai nhằm vào Mariuopol, trên Biển Azov. Cuộc hành quân về phía Melitopol được cho là hoạt động chủ chốt, trong khi trận đánh ở phía Mariupol chỉ đóng vai trò phụ trợ. Ngoài ra, nỗ lực bao vây Bakhmut có thể giúp Ukraine tiến về phía Đông, nhằm vô hiệu quá các lực lượng Nga đã được điều động đến đây để thay thế các đơn vị của tập đoàn quân sự Wagner.

Theo báo cáo mới nhất từ Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW), lực lượng Ukraine “đã có những bước tiến mới” gần làng Robotyne, cách Orikhiv 10km về phía nam và cách Melitopol khoảng 80km về phía Bắc.

Nhà phân tích Steven Horrell, thuộc Trung tâm Phân tích Chính sách Châu Âu, cho rằng Ukraine “có thể đã tiếp cận tuyến phòng thủ chính” xung quanh làng Robotyne ở Zaporizhzhia. Đánh giá của ông Horrell được cho là phù hợp với một video được công bố vài ngày trước cho thấy, các đơn vị Ukraine đã chọc thủng các chiến hào vốn là một phần của tuyến phòng thủ đầu tiên của Nga gần ngôi làng này. Đại tá Ukraine Mykola Urshalovych hôm 4/8 thông báo, các lực lượng nước này đã tiến sâu tới 650m vào tuyến phòng thủ của Nga theo hướng Melitopol trong những ngày gần đây.

Chiến thuật tung đòn kép

Theo giới phân tích, bước tiến này là kết quả của quyết định chuyển đổi chiến thuật mà Ukraine đã thực hiện trong suốt cuộc phản công.

Trong những tuần đầu tiên của cuộc phản công, Ukraine bị sa lầy trong các bãi mìn và trở thành mục tiêu của pháo binh Nga. Serhiy Zhuykov, một trung sĩ thuộc tiểu đoàn súng trường Ukraine cho biết, mìn xuất hiện khắp nơi dọc theo chiến tuyến. Nga thậm chí còn xếp chồng mìn chống tăng lên nhau để phá hủy các phương tiện rà phá bom mìn.

Các lực lượng Nga dụ quân đội Ukraine tiến vào các bãi mìn, sau đó tấn công dữ dội bằng xe tăng hoặc vũ khí chống tăng có dẫn đường, ở hai bên sườn. Khi các phương tiện của Ukraine bị hư hỏng hoặc bị phá hủy, Nga sẽ triển khai súng và pháo cối chống lại bộ binh đối phương. Nếu lực lượng Ukraine băng qua bãi mìn và tiến vào chiến hào, binh sỹ Nga sẽ từ bỏ vị trí chiến đấu và kích hoạt các mũi tấn công đã được bố trí sẵn để áp chế làn sóng tấn công đầu tiên của đối phương.

Gánh chịu thương vong nặng nề trong quá trình vượt qua các bãi mìn, Ukraine đã thay đổi chiến thuật, giữ lại thiết giáp và điều các nhóm bộ binh tiến công. Mỗi nhóm không quá 20 binh sỹ, vừa thâm nhập vừa thăm dò các vị trí của Nga, đánh lừa đối phương và tấn công từ hai bên sườn trước khi chọc thủng phòng tuyến đầu tiên. Chiến thuật này giúp Ukraine giảm tổn thất, nhưng việc lập kế hoạch và trinh sát cần rất nhiều thời gian, dẫn tới tiến độ phản công chậm chạp. Mỗi lần triển khai, Ukraine chỉ tiến được 700m nhưng với Kiev, vấn đề quan trọng là phải bảo tồn được các thiết bị và phương tiện, để xuyên qua lỗ hổng phòng thủ của Nga khi có cơ hội.

Song song với việc tấn công các vị trí của Nga trên tiền tuyến, kể từ đầu tháng 6, Kiev cũng đã sử dụng các tên lửa chính xác do phương Tây cung cấp để phá hủy các radar phản pháo của Nga, khiến Moscow gặp khó khăn khi xác định vị trí pháo binh Ukraine. Ngoài ra, Ukraine cũng tập trung vào các hoạt động chuyên sâu, gia tăng tần suất tấn công vào sở chỉ huy, trung tâm hậu cần và vị trí pháo binh của đối phương. Kiev đã sử dụng tên lửa tầm xa Storm Shadow do Anh cung cấp nhằm làm suy yếu các nguồn lực của Nga phía sau phòng tuyến.

Cả Nga và Ukraine đều không thể thiết lập ưu thế trên không trong cuộc xung đột này do việc các bên tăng cường triển khai những hệ thống phòng không tinh vi, nhưng chiến thuật tác chiến mà Ukraine sử dụng “đã buộc Nga phải đưa các hệ thống pháo của họ đến gần tiền tuyến hơn và đối mặt với nguy cơ rủi ro cao hơn”, nhà phân tích Horrell lưu ý.

Rủi ro đối với Kiev

Ukraine được cho là đang bước vào giai đoạn 3 của cuộc phản công. Nước này hiện vẫn còn một lực lượng dự trữ gồm hàng chục nghìn binh sỹ do phương Tây huấn luyện, được trang bị đầy đủ xe tăng chiến đấu chủ lực và xe chiến đấu bộ binh NATO đang chờ đợi để tham gia chiến đấu.  

“Ukraine đang nỗ lực giành thế chủ động. Kiev đã tiến hành các cuộc tấn công ở nhiều địa điểm và buộc Nga phải đáp trả. Ukraine vẫn còn lực lượng dự trữ vì thế họ có thể đẩy mạnh hơn ở một trong 3 trục tấn công, thậm chí giành lại một số khu vực mà Nga đã kiểm soát”, chuyên gia Horrell lưu ý. Rất khó dự đoán điều gì sẽ xảy ra trong vài tháng hoặc vài tuần tới nhưng chắc chắn Ukraine sẽ cố gắng xuyên phá lớp phòng thủ tiếp theo của Nga.

Quân đội Nga vẫn tiếp tục chiến đấu đến cùng, gây thiệt hại khá lớn về khí tài quân sự cho đối phương. Một thách thức lớn đối với Ukraine là các cuộc tấn công liên tiếp bằng máy bay trực thăng của Nga, bay cách mặt trận từ 8 đến 10km ở độ cao thấp, có thể dễ dàng qua mắt các hệ thống phòng không của Ukraine.

Câu hỏi đặt ra hiện nay là bên nào có khả năng đứng vững trước tốc độ tiêu hao binh lực và vũ khí lớn như vậy. Ở mặt trận phía Nam, Quân đoàn vũ trang liên hợp thứ 58 của Nga đang phải chịu nhiều áp lực. Khoảng 1/4 lực lượng của họ luôn túc trực tại các vị trí chiến đấu trong khi có rất ít nguồn lực dự trữ.  Trong khi đó, Ukraine đã triển khai thêm các đơn vị từ Quân đoàn 10 của nước này vào trận chiến để gia tăng sức ép cho đối phương. Ở một số thời điểm, lực lượng bộ binh của Nga dường như bị dàn mỏng, không đủ pháo binh và thiết giáp hỗ trợ.

Giới phân tích cho rằng thời tiết khô ráo sẽ cho phép Ukraine tiếp tục đà phản công đến tháng 11, nhưng từ thời điểm đó trở đi, lợi thế sẽ phụ thuộc vào việc bên nào chuẩn bị tốt hơn cho cuộc chiến trong mùa Đông. Nguy cơ rủi ro đối với Ukraine là rất lớn. Nếu vượt qua được điều kiện thời tiết khắc nghiệt trong mùa Đông tiếp theo, Ukraine có thể giành thêm lãnh thổ và buộc Nga phải đưa các đơn vị mới ra chiến trường. Ngược lại nếu Ukraine không thể chọc thủng được phòng tuyến chính thì Nga sẽ có đủ thời gian huấn luyện và trang bị cho các đơn vị mới, đồng thời giành thế chủ động.

 

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

lịch phát sóng trên truyền hình

Thanh toán hóa đơn SCTV

Cuộc sống hôn nhân - SCTV9

Bà xã cát tường - SCTV9

 

Sui Gia Nan Giải - SCTV9

 

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...