Gian lận xuất xứ nằm ở các doanh nghiệp 'đầu tư chui'

08:01 - 12/07/2019

TTO - Cần có bộ lọc để lựa chọn doanh nghiệp FDI, phải đấu tranh quyết liệt, không khoan nhượng với hiện tượng đầu tư chui, đầu tư núp bóng của các doanh nghiệp FDI, vì gian lận xuất xứ nằm ở chỗ này.

Gian lận xuất xứ nằm ở các doanh nghiệp

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ kết luận tại hội nghị trực tuyến ngành tài chính sáng 12-7 - Ảnh: T.CHÍNH

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo như vậy khi kết luận hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của ngành tài chính sáng 12-7. 

Vừa tạo thuận lợi thương mại, vừa chống gian lận xuất xứ

Phó thủ tướng chỉ đạo Hải quan tăng cường kiểm soát tạm nhập tái xuất, chuyển kho ngoại quan khi đang có dấu hiệu tăng lên, đặc biệt là xử lý nghiêm tình trạng lợi dụng xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu sang các thị trường khác.

Ông Huệ nhấn mạnh, theo đề án tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ mà Thủ tướng vừa ký, cơ quan thuế và cơ quan hải quan phải phối hợp để một mặt tạo thuận lợi thương mại, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mặt khác ngăn chặn gian lận thương mại, xuất xứ hàng hóa.

Phó thủ tướng giao Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch - đầu tư thiết lập bộ lọc để lựa chọn các dự án đầu tư nước ngoài có công nghệ tốt, đáp ứng các yêu cầu về an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường. Cùng với đó là đấu tranh quyết liệt, không khoan nhượng với hiện tượng đầu tư chui, đầu tư núp bóng các doanh nghiệp FDI.

"Đầu tư chui, đầu tư núp bóng, hầu như địa phương nào cũng có. Và gian lận xuất xứ hàng hóa là nằm ở chỗ này. Một mặt chúng ta kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu nhưng mặt khác phải có bộ lọc để lựa chọn các doanh nghiệp FDI", ông Huệ nhấn mạnh.

Có xã, huyện xác nhận khống cho hàng ngoại giả xuất xứ Việt Nam

Tại hội nghị này, tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn cho biết trong tháng này, Tổng cục sẽ báo cáo chi tiết các vụ gian lận xuất xứ Việt Nam, kể cả hàng nhập khẩu nhưng giả mạo xuất xứ Việt Nam để lừa người tiêu dùng, và hàng giả xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu vào các nước mà Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan như gỗ, sắt thép…

"Có rất nhiều thủ đoạn, như với hàng gỗ, doanh nghiệp khai sản xuất trong nước nhưng qua điều tra, cơ quan Hải quan chứng minh hàng không sản xuất trong nước mà được nhập khẩu về. 

Doanh nghiệp khai mua của nông lâm trường, của hộ nông dân, có xác nhận của chính quyền cấp xã, cấp huyện. Nhưng chúng tôi chứng minh là hàng không phải được sản xuất trong nước. Do đó, cấp xã và các đơn vị này đã phải ký vào biên bản là không bán cho doanh nghiệp", ông Cẩn thông tin.

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đề nghị UBND các tỉnh cũng như các lực lượng tăng cường kiểm tra việc xác nhận khống đối với các doanh nghiệp liên quan đến sản phẩm xuất khẩu.

Ông Cẩn cũng cho biết hiện đang nổi lên tình hình buôn lậu gian lận thương mại hàng cấm qua hàng quá cảnh, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu quá cảnh. Thời gian qua, cơ quan Hải quan phát hiện nhiều vụ buôn lậu khi siết chặt khu vực cảng biển, nhiều lô hàng nhập khẩu vào Campuchia, Lào rồi xé lẻ để nhập lậu về Việt Nam.

Bắt giữ kho chứa 280 kiện hàng nghi giả mạo xuất xứ Thái Lan tại Lạng Sơn

Gian lận xuất xứ nằm ở các doanh nghiệp

Cơ quan chức năng Lạng Sơn đang kiểm tra tại kho hàng có dấu hiệu giả mạo xuất xứ - Ảnh H.QUAN

Theo thông tin Tổng cục Hải quan phát đi sáng 12-7, Chi cục Hải quan Tân Thanh (Cục Hải quan Lạng Sơn) vừa chủ trì phối hợp với lực lượng chức năng đột kích kho hàng chứa 280 kiện hàng gồm cốc giữ nhiệt, bản in, dụng cụ in, có dấu hiệu giả mạo xuất xứ Thái Lan.

Qua kiểm tra 3 kiốt tại chợ Hữu Nghị thuộc Trung tâm Thương mại Sài Gòn - Lạng Sơn, tổ công tác phát hiện 8 người đang hực hiện in ấn logo (hình giống với các thương hiệu Versace, Burberry, Starbucks) lên cốc giữ nhiệt có in chữ "Made in Thailand".

Qua làm việc, những người này cho biết họ được một người đàn ông thuê làm việc theo ca, hết giờ có người đến trả công.

Theo thông tin từ Ban quản lý chợ Hữu Nghị, người thuê 3 kiốt trên mang quốc tịch Trung Quốc, tên là Phương Long. Ông này đã nộp 93,5 triệu đồng tiền thuê 3 kiốt trên trong quý II/2019.

Hiện Hải quan Tân Thanh đang tiến hành phối hợp với các lực lượng chức năng trong tỉnh Lạng Sơn để điều tra làm rõ sai phạm đối với vụ việc nói trên.

 

Nguồn : tuoitre.vn

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

lịch phát sóng trên truyền hình

Thanh toán hóa đơn SCTV

Bà xã cát tường - SCTV9

 

Sui Gia Nan Giải - SCTV9

 

Cuộc sống hôn nhân - SCTV9

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...