Thủ tục thành lập công ty với người nước ngoài

10:40 - 28/08/2024

Người Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập công ty kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất phần mềm và bán buôn bán lẻ ô tô, xe máy bắt buộc phải có dự án đầu tư.

Đối tác của tôi là người Hàn Quốc. Chúng tôi dự định hợp tác thành lập công ty tại TP.HCM để kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất phần mềm và bán buôn bán lẻ ô tô, xe máy với tỷ lệ góp vốn 50/50.

Vậy tôi và người bạn Hàn Quốc đó có thể mở công ty tại Việt Nam để kinh doanh các lĩnh vực trên không? Nếu được thì chúng tôi cần phải thực hiện thủ tục như thế nào và thực hiện ở đâu?

Bạn đọc Thành Trung (TP.HCM).

Luật sư tư vấn

Luật sư Trần Văn Giới (Giám đốc điều hành Công ty TNHH Hg Saigon Lawyers, TP.HCM) tư vấn, điều kiện tiếp cận thị trường Việt Nam của nhà đầu tư Hàn Quốc được quy định tại các điều ước quốc tế về đầu tư mà cả hai nước đều là thành viên. Giữa Việt Nam và Hàn Quốc hiện nay có ký kết điều ước quốc tế quy định về đầu tư là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA). Đồng thời cả Việt Nam và Hàn Quốc đều là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Thủ tục thành lập công ty với người nước ngoài

Luật sư Trần Văn Giới (Giám đốc điều hành Công ty TNHH Hg Saigon Lawyers, TP.HCM)

NVCC

Căn cứ biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ của Việt Nam (Phụ lục 8-D) trong VKFTA, và biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ của Việt Nam trong WTO, thì lĩnh vực sản xuất phần mềm (CPC 842) và bán buôn bán lẻ ô tô, xe máy (CPC 622) đều quy định không hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, hoặc thời hạn áp dụng hạn chế tiếp cận thị trường đã hết.

Như vậy, bạn và nhà đầu tư Hàn Quốc có thể thành lập công ty kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất phần mềm và bán buôn bán lẻ ô tô, xe máy với tỷ lệ góp vốn 50/50, hoặc một tỷ lệ khác bất kỳ. Lý do là nhà đầu tư Hàn Quốc không bị giới hạn tỷ lệ sở hữu vốn trong các ngành nghề kinh doanh này.

Đối với các ngành nghề kinh doanh nêu trên, thì không chỉ nhà đầu tư Hàn Quốc, mà nhà đầu tư đến từ các nước khác là thành viên WTO cũng được tiếp cận thị trường Việt Nam tương tự.

Về thủ tục đăng ký đầu tư, đối chiếu quy định tại các điều 30, 31 và 32 luật Đầu tư 2020 và các quy định pháp luật hiện hành, thì dự án đầu tư của bạn không thuộc trường hợp phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 22 luật Đầu tư 2020, thì trước khi thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam, bạn và nhà đầu tư Hàn Quốc bắt buộc phải có dự án đầu tư, và thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Về thành phần hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, theo quy định tại điều 33 luật Đầu tư 2020 và điều 36 Nghị định số 31 năm 2021, bạn và đối tác cần nộp 1 bộ hồ sơ tới Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, bao gồm:

  • Hồ sơ đăng ký đầu tư theo biểu mẫu luật định (bao gồm văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, đề xuất dự án đầu tư…). 
  • Hồ sơ, tài liệu về tư cách pháp lý của các nhà đầu tư (hộ chiếu, CCCD đối với cá nhân), giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận thành lập đối với tổ chức. 
  • Hồ sơ, tài liệu về địa điểm thực hiện dự án đầu tư (giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu, hợp đồng thuê, hoặc các tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp…). 
  • Hồ sơ, tài liệu thể hiện năng lực tài chính của nhà đầu tư (xác nhận số dư tài khoản ngân hàng, báo cáo tài chính, bảo lãnh tài chính…).

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, bạn và nhà đầu tư liên hệ Phòng đăng ký kinh doanh TP.HCM của Sở Kế hoạch và Đầu tư để tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp. Công ty bạn chỉ có 2 thành viên góp vốn, do đó chỉ có thể lựa chọn đăng ký loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.

Hồ sơ thành lập loại hình công ty này được quy định tại điều 23 Nghị định số 01 năm 2021 về đăng ký doanh nghiệp, bao gồm: giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, điều lệ công ty, danh sách thành viên công ty, bản sao giấy tờ pháp lý các thành viên công ty, bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Lưu ý: các hồ sơ, tài liệu dùng để đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp nếu được lập tại nước ngoài, hoặc do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp thì phải thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định. Trường hợp tài liệu được lập bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch tiếng Việt công chứng kèm theo tài liệu bằng tiếng nước ngoài.

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

lịch phát sóng trên truyền hình

Thanh toán hóa đơn SCTV

Không gian lạ - SCTV9

 

Công công xuất cung - SCTV9

Không khoan nhượng - SCTV9

 

Thâm cung nội chiến - SCTV9

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...