Trung Quốc tìm cách thoát vòng vây ngành chip

05:36 - 30/05/2024

Trung Quốc vừa tung ra gói hỗ trợ "siêu khủng" để các doanh nghiệp ngành chip phát triển nhằm giải quyết tình trạng khó khăn mà nước này đang đối mặt do những biện pháp từ Mỹ và đồng minh.

Gói hỗ trợ kỷ lục

Khuya 27.5, tờ Nikkei Asia đưa tin Trung Quốc vừa thông báo ra mắt một quỹ hỗ trợ phát triển chip bán dẫn mới do nhà nước hậu thuẫn trị giá 344 tỉ nhân dân tệ (47 tỉ USD). Đây là giai đoạn 3 của chiến lược phát triển vi mạch mà Trung Quốc đang theo đuổi. Trong đó, giai đoạn đầu tiên bắt đầu từ năm 2014 với khoản đầu tư 140 tỉ nhân dân tệ, và giai đoạn 2 bắt đầu từ năm 2019 với vốn đầu tư khoảng 200 tỉ nhân dân tệ.

Trung Quốc tìm cách thoát vòng vây ngành chip

Trung Quốc đang chịu nhiều biện pháp trừng phạt từ Mỹ liên quan lĩnh vực bán dẫn

Reuters

Đóng góp cho nguồn quỹ mới, Bộ Tài chính chiếm 17%, tiếp theo là công ty con của Ngân hàng Phát triển quốc gia với 10%. Một công ty đầu tư trực thuộc chính quyền TP.Thượng Hải nắm giữ 9%, cùng với các doanh nghiệp nhà nước khác sẽ tài trợ cho quỹ. Theo tờ Nikkei Asia, dù mục tiêu đầu tư cụ thể chưa được tiết lộ, nhưng dự kiến trọng tâm hoạt động hướng đến các thiết bị sản xuất và linh kiện bán dẫn liên quan trí tuệ nhân tạo (AI). 

Thời gian qua, Washington đã áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu nghiêm ngặt nhằm vào Bắc Kinh đối với các loại chip và thiết bị chế tạo linh kiện bán dẫn tiên tiến nhằm hạn chế khả năng Trung Quốc sản xuất và mua các thiết bị tiên tiến, bao gồm cả những thiết bị được thiết kế cho AI.

Quỹ này cũng dự kiến sẽ tài trợ cho các dự án nghiên cứu và phát triển nhằm nâng cao năng lực AI cho công nghệ sản xuất chip hiện có.

Ngoài việc hỗ trợ phát triển các thiết bị sản xuất chip đang bị rào cản từ Washington, quỹ mới của Bắc Kinh dự kiến sẽ hỗ trợ tài chính cho các công ty bán dẫn lớn của Trung Quốc để có thể cung cấp các tấm nền silicon, hóa chất… cho thị trường nội địa, nhằm hạn chế sự lệ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài.

Thực tế, những biện pháp từ Mỹ đang khiến Trung Quốc đối mặt nhiều khó khăn trong ngành chip bán dẫn, thậm chí không đủ khả năng tự đáp ứng nhu cầu các loại chip tiên tiến. Trước khi gói hỗ trợ trên được công bố, tờ Nikkei Asia dẫn một nghiên cứu dự báo đến năm 2032 thì về chip tiên tiến (có tiến trình từ 10 nm trở xuống), Trung Quốc chỉ có thể sản xuất 2% trong tổng sản lượng toàn cầu.

Nỗ lực của Bắc Kinh

Để đáp ứng nhu cầu trong nước, Trung Quốc gần đây đã có nhiều biện pháp tăng cường khả năng sản xuất chip. Nhờ đó, tổng sản lượng mạch tích hợp (IC) của Trung Quốc đã tăng 40% lên 98,1 tỉ sản phẩm trong quý 1/2024. Đây là dấu hiệu cho thấy nước này đang mở rộng sản xuất chip thế hệ cũ trong khi bị hạn chế bởi các hạn chế thương mại của Mỹ đối với thiết bị sản xuất chip tiên tiến. Riêng tháng 3 vừa qua, sản lượng IC đã tăng 28,4%, đạt 36,2 tỉ sản phẩm - đạt mức cao nhất mọi thời đại, theo dữ liệu do tờ South China Morning Post dẫn nguồn từ Cục Thống kê Trung Quốc (NBS).

Liên quan vấn đề này, Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) của Mỹ gần đây đã có báo cáo đánh giá chính các lệnh trừng phạt từ Washington đã thúc đẩy Bắc Kinh tăng cường đầu tư để Trung Quốc thống trị sản xuất các loại chip thế hệ cũ - vốn vẫn còn rất cần thiết trong nhiều ngành nghề.

Cũng từ những áp lực trên, các công ty công nghệ Trung Quốc cũng đã chuyển hướng phát triển. Điển hình, theo một phân tích gần đây của Bloomberg, Huawei từ chỗ tập trung phát triển công nghệ 5G đã chuyển hướng phát triển mạnh mẽ về chip bán dẫn, bao gồm cả chip tiên tiến. Theo đó, sau khi các lệnh trừng phạt của Mỹ ngăn chặn quyền truy cập vào nhiều nguồn cung cấp công nghệ chip tiên tiến, Huawei đang thiết lập một mạng lưới các nhà máy để tự sản xuất chip. Gần đây, Huawei tiết lộ đã tự chủ thiết kế dòng chip có tiến trình chỉ 7 nm, tức chỉ chậm hơn vài năm so với công nghệ tiên tiến nhất thế giới.

Malaysia hướng đến đầu tư hơn 100 tỉ USD cho ngành chip

Hôm qua (28.5), Reuters dẫn lời Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim phát biểu cùng ngày cho biết đang nhắm mục tiêu đầu tư ít nhất 500 tỉ ringgit (107 tỉ USD) cho ngành công nghiệp bán dẫn của nước này nhằm định vị trở thành một trung tâm sản xuất toàn cầu. Các khoản đầu tư này tập trung vào thiết kế vi mạch, quy trình đóng gói chip tiên tiến và thiết bị sản xuất chip bán dẫn. Trong đó, Malaysia cũng muốn thành lập ít nhất 10 công ty địa phương về thiết kế và đóng gói tiên tiến cho chip bán dẫn. Theo kế hoạch, Malaysia dự kiến phân bổ 5,4 tỉ USD hỗ trợ cho các công ty trong ngành.

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Báo Thù: Bí mật đằng sau những âm mưu và tội ác chồng chất

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Nguồn: Vietcombank

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...