Ô tô điện Trung Quốc giữa cuộc chiến căng thẳng

10:00 - 19/09/2024

Ô tô điện (EV) của Trung Quốc đang tìm cách tăng sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu giữa lúc bị nhiều bên áp đặt các biện pháp tăng thuế.

Tờ South China Morning Post ngày 17.9 đưa tin Trung Quốc và Đức đang phối hợp vận động các thành viên EU để không thông qua việc tăng thuế đối với EV Trung Quốc. Dự kiến, trong tuần tới, các thành viên EU sẽ bỏ phiếu về vấn đề này.

Giữa muôn trùng vây

Vừa qua, EU đã đề xuất tăng thuế đối với EV có xuất xứ từ Trung Quốc vì lý do chính quyền nước này đã trợ cấp quá mức cho ngành EV dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh. Trong khi đó, nhiều hãng ô tô của Đức cũng đang liên doanh với các đối tác Trung Quốc để sản xuất EV tại đại lục. Điều đó khiến cho nhiều sản phẩm EV liên doanh Đức - Trung cũng chịu ảnh hưởng khi bán ra trên thị trường châu Âu với mức thuế bổ sung lên đến 35,3%, nên Đức phải hợp sức cùng Trung Quốc.

Ô tô điện Trung Quốc giữa cuộc chiến căng thẳng

Xe điện của BYD đang mở rộng sang thị trường nhiều nước

Ảnh: Reuters

Không riêng gì EU, Mỹ cũng đã tăng thuế đối với EV của Trung Quốc. Mới nhất, Tờ Nikkei Asia đưa tin chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden cuối tuần qua đã chốt các đợt tăng thuế mạnh đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong đó, mức thuế nhập khẩu áp cho EV Trung Quốc lên đến 100%, còn một số mặt hàng khác thì: 50% đối với pin mặt trời và 25% đối với thép, nhôm, pin EV và khoáng sản chính. Dự kiến, việc tăng thuế trên sẽ có hiệu lực từ ngày 27.9. Trước đây, thuế nhập khẩu EV Trung Quốc vào Mỹ là 25%.

Lá bài cạnh tranh

Trong bối cảnh nhiều khó khăn như vậy, nhưng kết quả kinh doanh của EV Trung Quốc vẫn có những tín hiệu khả quan. Theo tờ South China Morning Post dẫn số liệu mới nhất, trong số 10 mẫu EV bán chạy nhất ở Tây Ban Nha, thì có các mẫu xe đến từ những thương hiệu Trung Quốc là MG, Volvo và BYD thuộc sở hữu của Geely. Tuy nhiên, 2 vị trí đầu tiên trong danh sách này là các dòng Model 3 và Model Y của hãng Tesla (Mỹ).

Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang thu hút người tiêu dùng Tây Ban Nha bằng giá thấp khi giá bán EV của các hãng Trung Quốc khoảng 28.000 euro, chỉ bằng 60 - 70% so với mẫu xe có tính năng tương tự mang thương hiệu phương Tây như Tesla hay BMW. Tất nhiên, lợi thế này có thể bị rút ngắn nếu như EU tăng thuế nhập khẩu đối với EV đến từ Trung Quốc.

Giá thấp cũng là lá bài cạnh tranh mà các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc hướng đến thị trường Mỹ, ngay cả khi bị tăng thuế nhập khẩu. Tờ Nikkei Asia phân tích rằng tại Mỹ, ngay cả người dẫn đầu Tesla cũng không có sản phẩm EV bán với giá dưới mức 30.000 USD và chưa có mẫu EV nào của Mỹ có giá rẻ ngang mức xe chạy bằng xăng.

Tờ báo dẫn lời ông Joe McCabe, Giám đốc điều hành của Công ty nghiên cứu AutoForecast Solutions của Mỹ, cho biết mức giá thấp nhất của BYD tại Mỹ là 12.000 USD. Ngay cả với mức thuế 100%, mẫu EV rẻ nhất của BYD có thể được bán với giá dưới mức 25.000 USD, rẻ hơn hầu hết các đối thủ. Thêm vào đó, việc BYD dự định mở nhà máy tại Mexico được xem là một cách để có thể "lách luật", tránh chịu mức thuế cao của Mỹ nhằm giữ vững lợi thế về giá.

Tràn sang nhiều thị trường

Bên cạnh đó, EV Trung Quốc cũng đang tìm cách mở rộng sang nhiều thị trường khác. Mới đây, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc là BYD đã chính thức mở nhà máy ở Thái Lan. Đây là nhà máy đầu tiên của BYD tại Đông Nam Á và có công suất dự kiến đạt 150.000 xe/năm, bao gồm 2 loại EV là xe thuần điện (BEV) cùng xe hybrid cắm sạc (PHEV).

Theo Reuters, các nhà sản xuất EV Trung Quốc tính đến tháng 6 vừa qua đã có tổng đầu tư lên đến 1,44 tỉ USD để xây dựng nhà máy ở Thái Lan - quốc gia được xem là trung tâm xuất khẩu và lắp ráp ô tô trong khu vực và từ lâu đã được các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản như Toyota, Honda đặt bản doanh ở khu vực. Theo Công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint, BYD đang chiếm 46% thị phần EV tại Thái Lan trong quý 1/2024. Nhiều thương hiệu EV của Trung Quốc đã đầu tư vào thị trường Đông Nam Á. Điển hình như BYD, Xpeng và Geely đang bơm hàng tỉ USD để đầu tư vào Indonesia, Thái Lan và Malaysia, nhằm nâng cao thị phần ở các thị trường này.

Ngoài thị trường Đông Nam Á, các nhà sản xuất EV Trung Quốc đang thúc đẩy mở rộng sang cả châu Phi. Tại Nairobi, Neta Auto của Trung Quốc đã tung ra mẫu Neta V với giá khoảng 31.000 USD và có phạm vi hoạt động khoảng 380 km cho một lần sạc đầy. Neta Auto cũng đã ký một biên bản ghi nhớ với Công ty lắp ráp phương tiện liên kết (AVA) có trụ sở tại Kenya để lắp ráp 250 EV mỗi tháng. Từ đó, Neta Auto hướng đến việc phát triển Kenya thành trung tâm xuất khẩu EV sang châu Phi.

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Người hùng xí nghiệp - SCTV9 lần đầu tiên phát sóng tại Việt Nam

Tình thương của mẹ hổ: Góc nhìn mới giúp phụ huynh hiểu con hơn

 

Truy tìm bằng chứng II: Những vụ án mới gay cấn và hấp dẫn

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Nguồn: Vietcombank

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...