Tình trạng số lượng người chịu áp lực tài chính kỷ lục nói trên xảy ra giữa thời điểm giá cả leo thang, theo khảo sát. Đây là mức tệ nhất từ khi câu hỏi về những lý do gây ra sự không thỏa mãn được thêm vào bảng khảo sát vào năm 2008.
Theo Kyodo News, khảo sát được gửi qua thư đến 3.000 người từ 18 tuổi trở lên và số thư trả lời hợp lệ là 57,1%.
Có 28,6% người trả lời nói rằng gặp khó khăn trong việc nuôi con, 28,2% nói gặp khó để người trẻ sống độc lập. Có 26,2% người trả lời cảm thấy khó khăn để phụ nữ đóng vai trò tích cực hơn trong xã hội, 25,8% nói không hài lòng về môi trường làm việc.
Khi được hỏi về lĩnh vực mà Nhật Bản đang đi theo hướng tiêu cực, có 69,4% người trả lời rằng đó là lạm phát giá cả. Ngược lại, 25,1% trả lời rằng dịch vụ y tế và phúc lợi đang tốt hơn. Những lĩnh vực khác có sự cải thiện gồm phòng ngừa thảm họa và an ninh công cộng.
Trong năm 2023, giá tiêu dùng lõi của Nhật Bản tăng 3,1%, mức tăng nhanh nhất trong 41 năm. Trong khi đó, mức lương thực tế giảm 2,5%, tiếp tục giảm trong năm thứ hai liên tiếp.
Theo một khảo sát khác của công ty thông tin tuyển dụng Mynavi, mức thu nhập hộ gia đình trung bình hằng năm cho người có ngân sách chi tiêu chặt chẽ tại Nhật Bản là khoảng 7,12 triệu yen (1,16 tỉ đồng), trong khi hộ không gặp sức ép tài chính có mức thu nhập được ước tính là 8,78 triệu yen mỗi năm.