Ngày nay, tính bền vững đã trở thành một phần không thể thiếu trong mọi hoạt động kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu của công chúng về hàng hóa và dịch vụ thân thiện với môi trường cũng như nhu cầu tuân thủ quy định về Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) trong nhiều nền kinh tế. Tính bền vững cũng là một phần trong cam kết của FedEx với việc kinh doanh có trách nhiệm và linh hoạt, cùng sự nhận thức về tác động sâu sắc của hoạt động thương mại đối với cả hành tinh và xã hội của chúng ta. Đối với lĩnh vực hậu cần – lĩnh vực hoạt động dựa trên công tác vận chuyển và vận tải hàng hóa, đây là cơ hội tốt để tái định hình các quy trình và nâng cao hiệu quả nhằm giảm lượng khí thải carbon. Để làm được điều này, ngành hậu cần có thể tham khảo mô hình kinh tế tuần hoàn. 

Một cách tiếp cận bền vững hơn: Tuần hoàn hậu cần

Tác động và ảnh hưởng của kinh tế tuần hoàn đối với thương mại điện tử

Hậu cần ngược là một phần của nền kinh tế tuần hoàn – và đây là một thị trường rộng lớn.

Thay vì mô hình kinh tế tuyến tính theo quy trình sản xuất, tiêu dùng và tiêu hủy, nền kinh tế tuần hoàn dựa trên các phương thức kinh doanh bền vững hơn thông qua chia sẻ, tái sử dụng, tái chế và tân trang sản phẩm.

Kinh tế tuần hoàn mang đến cơ hội tích hợp các nguyên tắc bền vững vào hoạt động của chính doanh nghiệp hậu cần. Một xu hướng đặc biệt thú vị của kinh tế tuần hoàn là hậu cần ngược – sự chuyển dịch của hàng hóa từ khách hàng quay trở lại với người bán hoặc nhà sản xuất.

Hậu cần ngược là một phần của nền kinh tế tuần hoàn – và đây là một thị trường rộng lớn. Một báo cáo gần đây của BrandEssence đã ước tính quy mô của thị trường hậu cần ngược toàn cầu là 614,2 tỷ USD vào năm 2022 và ghi nhận mức độ tăng trưởng của thị trường này ở mức 6,6% mỗi năm.

Hậu cần ngược mang đến cơ hội kéo dài tuổi thọ của mọi sản phẩm. Đây là hướng đi phù hợp với mục đích nâng cao năng lực nền kinh tế tuần hoàn của đất nước mà Chính phủ Việt Nam đã đề ra trong Quyết định số 687. Mục tiêu chính của Quyết định này là khuyến khích việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong các lĩnh vực khác nhau, thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang các hoạt động bền vững.

Đã đến lúc các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần phải áp dụng các nguyên tắc bền vững này. Sự trỗi dậy của thương mại điện tử, được đẩy nhanh do đại dịch, đã trở thành yếu tố thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ cũng như lĩnh vực hậu cần. Theo Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam, thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì mức độ tăng trưởng nhờ nhận được sự quan tâm ngày càng tăng của Chính phủ.

Song song với những yếu tố khác như các việc thực thi các chính sách mới, các tổ chức liên quan được thành lập và sự phổ biến của thanh toán không dùng tiền mặt.  Chính phủ Việt Nam cũng đã bày tỏ mong muốn thúc đẩy thị phần thương mại điện tử lên mức 20% tổng thị phần bán lẻ trong nước. Sự phát triển này của thị trường bán lẻ trực tuyến đã dẫn đến nhu cầu duy trì tính bền vững trong ngành hậu cần.

Trong bối cảnh thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng thần tốc, nhu cầu cho các giải pháp vận chuyển, kho bãi và giao hàng hiệu quả và thân thiện với môi trường cũng theo đó tăng lên. Có nghiên cứu đã chỉ ra hiện nay, khách hàng kỳ vọng những thương hiệu họ ủng hộ phải có các hoạt động bền vững rõ ràng. Vì vậy, đây vừa là cơ hội, vừa là nghĩa vụ của các doanh nghiệp phải ưu tiên tính bền vững ngay trong chuỗi cung ứng.

Trên thực tế, điều này có nghĩa là trong từng giai đoạn, từ bước tạo đơn hàng và đóng gói cho đến nâng cao tính hiệu quả và theo dõi lượng khí thải của kiện hàng bằng các giải pháp kỹ thuật số, cuối cùng là giao hàng chặng cuối và hoàn trả hàng, đều phải bền vững hơn. Điều này đồng nghĩa với việc toàn bộ hệ sinh thái thương mại điện tử phải thay đổi để có thể tăng trưởng một cách có trách nhiệm với môi trường. Do đó, các doanh nghiệp thương mại điện tử cần phải áp dụng các thực hành thân thiện với môi trường, tạo ra một ngành công nghiệp xanh mà vẫn đảm bảo tính cạnh tranh.

Hậu cần ngược trong thời đại kỹ thuật số

Tác động và ảnh hưởng của kinh tế tuần hoàn đối với thương mại điện tử

Khi ngày càng có nhiều người tiêu dùng yêu cầu các nền tàng thương mại điện tử cung cấp được thông tin bền vững của sản phẩm của họ, hậu cần ngược đang trở thành một thành tố quan trọng của thương mại nói chung. Mô hình hậu cần ngược có thể có nhiều hình thức:

Quản lý chất thải là một phần quan trọng của hậu cần ngược, chẳng hạn như hình thức ngân hàng thực phẩm. Trong mô hình này, lượng thực phẩm dư thừa từ các nhà bán lẻ, khách sạn hay nhà hàng sẽ được đưa trở lại chuỗi giá trị để phân phối lại cho những người  có nhu cầu. Chất thải thực phẩm cũng có thể được thu gom để tái chế thành năng lượng sinh khối.

Một ứng dụng khác của hậu cần ngược là trong lĩnh vực xếp tầng sản phẩm, theo đó vật liệu, linh kiện và thiết bị ngoại vi liên quan đến sản phẩm được lưu hành trong thời gian lâu nhất có thể. Chúng được sửa chữa và trao đổi, đồng thời các thiết kế mới được tạo ra sẽ vẫn tương thích với các thiết kế hiện có.

Tân trang là một dịch vụ mới khác mà các nhà sản xuất cung cấp nhằm khuyến khích khách hàng gửi các sản phẩm đã qua sử dụng của họ để tái sản xuất hoặc kéo dài tuổi thọ để chính khách hàng đó hoặc khách hàng mới có thể tái sử dụng.

Ngoài ra, doanh nghiệp nên tìm cách tạo các kênh tái chế hoặc quản lý chất thải, ngay cả khi sản phẩm đã đến hạn sử dụng. Các thương hiệu nên khuyến khích khách hàng quyên góp những món đồ đã qua sử dụng để tái chế hoặc tái xử lý. Tiêu biểu cho hình thức này là rác thải điện tử - loại rác thường có thể được tái chế thành công.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cần có một yếu tố cơ bản đó là quy trình trả hàng đơn giản, rõ ràng, theo đó khách hàng có thể dễ dàng trả lại hàng hóa không mong muốn để thay thế hoặc hoàn tiền. Những hàng hóa bị trả lại này sau đó sẽ được ưu tiên để tái chế hoặc bán lại. Ví dụ, bao bì FedEx Paddle Pak được thiết kế sẵn và có thể tái sử dụng cho việc trả lại sản phẩm.

Cũng là FedEx, đầu năm nay đã ra mắt công cụ FedEx Sustainabiliti Insights tại Việt Nam và khu vực châu Á, Trung Đông và châu Phi (AMEA), giúp khách hàng có thể theo dõi lượng khí thải carbon bằng cách truy cập thông tin phát thải của các lô hàng của họ trong mạng lưới FedEx. Với dư liệu này, các doanh nghiệp giờ đây được trao quyền nhằm đưa ra các quyết định mang tính chiến lược và sáng suốt nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các dịch vụ bền vững và thúc đẩy các nỗ lực phát triển bền vững.

Trong bối cảnh ngành hậu cần quyết tâm chuyển dịch sang thương mại điện tử, có thể hiểu đây là mối quan hệ giữa khách hàng và người cung cấp, trong đó có sự tham gia của hậu cần hậu cần ngược. Với việc thiết lập nền kinh tế tuần hoàn, thương mại điện tử sẽ không còn là giao dịch một chiều nữa mà trở thành tương tác hai chiều.