Nam Định: Thúc đẩy ngành cơ khí phát triển

12:14 - 14/11/2024

Trải qua những khó khăn, lúc thăng lúc trầm, nhưng ngành cơ khí ở Xuân Phúc – Nam Định vẫn không hề bị mai một.

Đưa công nghệ vào sản xuất

Xã Xuân Phúc trên cơ sở hình thành từ việc sáp nhập của 3 xã: Xuân Hòa, Xuân Tiến, Xuân Kiên. Trong đó tập chung chủ yêu ở xã Xuân Tiến. Khởi đầu từ nghề đúc đồng truyền thống. Trong tiềm thức của những cụ phụ lão trong làng, những sản phẩm đồng như nồi, mâm, chậu, chuông,… được làm từ đôi bàn tay tài hoa của người thợ Xuân Tiến đã có mặt trong nhiều gia đình Việt Nam từ cuối thế kỷ XX.

Nam Định: Thúc đẩy ngành cơ khí phát triển

Cụm Công nghiệp Xuân Tiến, xã Xuân Phúc (Xuân Trường) hiện tạo việc làm cho gần 1.000 lao động (Ảnh Báo Nam Định)

Trải qua thời gian, cùng sự năng động, sáng tạo, khả năng thích ứng thị trường, làng nghề Xuân Tiến đã mở rộng sản xuất sang các mặt hàng cơ khí vừa và nhỏ. Đặc biệt, trong những lúc ngành cơ khí cả nước đã trải qua những thập niên đầy khó khăn. Có lúc thăng lúc trầm, nhưng làng nghề này vẫn không bị mai một và mở rộng phát triển thành Cụm công nghiệp.

Ông Trần Văn Từng, Chủ tịch UBND xã Xuân Phúc cho biết: Nếu như trước đây, nghề cơ khí chỉ tập trung tại các xã Xuân Tiến, Xuân Kiên (cũ) thì hiện nay công nghiệp cơ khí được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của xã Xuân Phúc. Với nền tảng nghề truyền thống, đội ngũ thợ kỹ thuật, tay nghề vững cùng dư địa mở rộng nên nghề cơ khí có nhiều điều kiện để đóng góp quan trọng vào kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế công nghiệp địa phương.

Theo đại diện Công ty TNHH Đông Nam: Công ty hiện có hơn 50 lao động làm việc thường xuyên. Để phát triển bền vững, Công ty tập trung đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công nhân lành nghề, chú trọng lựa chọn nhân công có trình độ tay nghề cao để nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật áp dụng vào sản xuất. Tất cả các công đoạn sản xuất được giám sát kiểm tra chặt chẽ, hạn chế tối đa lỗi.

Cùng với việc sử dụng các loại máy công nghệ cao, trong sản xuất, công ty áp dụng chương trình "5S" gồm: “sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng” để đảm bảo người lao động được làm việc trong môi trường lành mạnh, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất. Nhờ áp dụng các giải pháp đồng bộ, công ty hiện nay có năng lực sản xuất mỗi năm khoảng 2.000 các loại máy tuốt lúa, trộn bê tông với đủ kích thước phủ khắp thị trường miền Bắc.

Ông Ngô Khánh Huyên – Giám đốc Công ty TNHH Cơ khí Khánh Huyên có xưởng sản xuất quy mô 2.500m2 chuyên sản xuất các máy trộn bê tông, xây dựng, xe phòng cháy chữa cháy mi-ni. Để đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững, công ty chú trọng công tác nghiên cứu đánh giá thị trường, nắm bắt đầy đủ yêu cầu trước mắt và lâu dài của thị trường, nhu cầu, thị hiếu của người sử dụng.

Chủ động tạo dựng mối quan hệ với khách hàng bằng các hình thức quảng cáo, tiếp thị và qua các đại lý bán hàng trong cả nước. Xây dựng chế độ chăm sóc khách hàng chu đáo, nhất là chế độ bảo hành, tạo niềm tin với khách hàng. Tăng cường thu thập, tiếp nhận thông tin phản hồi về sản phẩm và các dịch vụ hậu cần bán hàng, qua đó nắm được những yêu cầu cải tiến của từng sản phẩm.

Hiện nay, Công ty đang tập trung sản xuất các xe phòng cháy, chữa cháy mi-ni do nhiều tổ chức, đơn vị đặt hàng. Xe phòng cháy, chữa cháy do Công ty TNHH Cơ khí Khánh Huyên sản xuất với ưu điểm nhỏ gọn, trang bị bồn chứa 4 khối nước, chạy bằng dầu diesel, chi phí đầu tư, bảo dưỡng thấp. Đây được coi là mặt hàng chủ lực của công ty trong thời gian tới nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Ông Đinh Xuân Mộc - Giám đốc Công ty TNHH Cơ khí Đình Mộc cho biết: Là một trong những doanh nghiệp mạnh của xã Xuân Phúc khi thu hút lượng lớn người lao động ở cả 3 xã trước đây là Xuân Kiên, Xuân Tiến, Xuân Hòa. Hiện, Công ty đã đầu tư nâng cấp dây chuyền công nghệ hiện đại, cải tiến quy trình sản xuất và nâng cao chất lượng các sản phẩm.

Đặc biệt, Công ty đã đầu tư các loại máy móc, thiết bị công nghệ cao như: máy tiện CNC, máy phay CNC, máy tiện thường của Nhật Bản... để sản xuất các loại máy chế biến lâm sản gồm: máy phay, máy bào, máy chà, máy đục, máy cưa, máy tiện… Bên cạnh đó, Công ty đã xây dựng chiến lược tiếp thị mở rộng thị trường. Chú trọng những thị trường có nhiều tiềm năng, hướng tới vươn ra thị trường nước ngoài.

Hiện tại, Công ty liên doanh bán hàng với hàng chục đại lý ở các tỉnh, thành phố: Lào Cai, Thái Nguyên, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An… và một số tỉnh phía Nam. Với sự đổi mới về tư duy sản xuất, hàng năm, Công ty cung cấp ra thị trường cả nước từ 10-12 nghìn sản phẩm máy chế biến lâm sản các loại. Các kết quả khảo sát đo lường sự thoả mãn của khách hàng gần đây qua các phiếu khảo nghiệm máy, các hội nghị khách hàng, các kỳ hội chợ triển lãm... đều nhận được sự phản hồi, đánh giá cao về sản phẩm của Công ty.

Phát triển theo năm tháng

Ông Trần Văn Từng, Chủ tịch UBND xã Xuân Phúc cho biết: Cụm công nghiệp Xuân Tiến (xã Xuân Phúc) hiện nay có gần 30 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tạo việc làm thường xuyên cho trên 1.000 lao động với mức thu nhập bình quân 8,5-10 triệu đồng/người/tháng. Đến nay, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong ngành cơ khí tại cụm công nghiệp đã tăng cường đầu tư các giải pháp kỹ thuật, ứng dụng công nghệ, quy trình sản xuất tiên tiến, hiện đại, góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh.

Nam Định: Thúc đẩy ngành cơ khí phát triển

Công ty TNHH Cơ khí Đình Mộc ứng dụng nhiều máy móc hiện đại vào quy trình sản xuất (Ảnh Báo Nam Định)

Nhiều doanh nghiệp đã từng bước làm chủ việc thiết kế, chế tạo kết cấu, linh kiện, nâng tỷ lệ nội địa hóa trong các sản phẩm. Nhiều sản phẩm trước đây phải nhập hoàn toàn, đến nay đã từng bước được thay thế bằng sản phẩm do chính các doanh nghiệp cơ khí trong tỉnh chế tạo.

Anh Ngô Khánh Huyên, Giám đốc Công ty TNHH Cơ khí Khánh Huyên cho biết: “Để phát triển nghề cơ khí, Công ty chúng tôi còn phối hợp với một số cơ sở đào tạo dạy nghề tổ chức truyền nghề cho nhiều học viên, sau đó tạo điều kiện để các học viên có tay nghề làm việc tại công ty. Nhờ đó, lực lượng lao động trình độ cao trong lĩnh vực cơ khí của Công ty nói riêng và của địa phương nói chung ngày một nâng lên cả về chất và lượng”.

Anh Đinh Văn Tuyền - Giám đốc Công ty TNHH Đông Nam chia sẻ: Ngành cơ khí Xuân Phúc đã mở thêm dư địa phát triển mới, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương trong phát triển nghề. Tôi mong rằng thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục có những cơ chế khuyến khích các ngành nghề phát triển.

Trong đó có nghề cơ khí như: đề nghị các cấp thẩm quyền hỗ trợ một phần cho công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực, dạy nghề cơ khí; tạo thuận lợi cho người lao động, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, khuyến khích các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp mở rộng quy mô. Qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

lịch phát sóng trên truyền hình

Thanh toán hóa đơn SCTV

Công công xuất cung - SCTV9

Không gian lạ - SCTV9

 

Không khoan nhượng - SCTV9

 

Thâm cung nội chiến - SCTV9

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...