Khơi thông các “nút thắt” điện mặt trời mái nhà

09:28 - 17/08/2024

Phát triển điện mặt trời đã trở thành một xu thế, mang lại lợi ích lớn cho cả doanh nghiệp và người dân.

Khơi thông các “nút thắt” điện mặt trời mái nhà

Phân bổ "hạn ngạch" theo tỉnh là một rào cản lớn để doanh nghiệp và người dân tiếp cận nguồn năng lượng mặt trời.

Giảm hóa đơn tiền điện và góp phần chuyển đổi xanh, tăng cường nguồn điện cho hệ thống điện quốc gia là những giá trị thiết thực nhất của điện mặt trời mái nhà.

Hiện tại doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn khi đầu tư, lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) để phục vụ sản xuất.

Quá nhiều thủ tục

Mới đây Bộ Công Thương đã có công văn số 200 /BC-BCT, báo cáo Chính phủ về việc thực hiện chỉ đạo tại Thông báo số 356/TB- VPCP ngày 30/7/2024 đối với Dự thảo nghị định về ĐMTMN tự sản, tự tiêu ngày 05/8/2024 cho thấy, quy trình thực hiện còn tồn tại rất nhiều thủ tục hành chính.

Cụ thể Dự thảo giao Sở Công Thương các tỉnh phê duyệt đăng ký công suất ĐMTMN cho doanh nghiệp có nhu cầu phải nộp nhiều hồ sơ thủ tục phức tạp. Các thủ tục như: bản vẽ thiết kế lắp đặt, giấy phép xây dựng cho loại hình hộ dân. Đối với hộ dùng điện khác thì còn phải nộp thêm chủ trương đầu tư, nghiệm thu phòng cháy chữa cháy và giấy chứng nhận bảo vệ môi trường.

Thực chất, việc đăng ký công suất lắp đặt điện mặt trời chỉ nhằm mục đích kiểm soát tổng lượng công suất của từng địa phương theo qui hoạch điện, từ đó điều tiết lượng điện mặt trời vào hệ thống theo đúng công suất phân bổ và đảm bảo điều kiện vận hành an toàn cho hệ thống điện. Vì vậy, trong Dự thảo nên qui định Sở Công Thương tại địa phương chỉ cần giám sát, phê duyệt và ghi nhận tổng lượng công suất điện mặt trời (kwp) được cấp phép. Theo các quy định hiện hành, người thực hiện đã phải tuân thủ các quy định như xây dựng, phòng cháy chữa cháy hay bảo vệ môi trường vẫn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành.

Các thủ tục hành chính còn quá rườm rà này sẽ làm mất thời gian cho doanh nghiệp và người dân khi đăng ký thực hiện, trong khi chưa biết sản lượng đăng ký phát triển công suất ĐMTMN đó có được cho phép thực hiện do còn hạn mức đăng ký ở địa phương hay không? Nhưng trước mắt khi đi đăng ký doanh nghiệp đã phải đầu tư kinh phí vào bản vẽ thiết kế hay các hồ sơ phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường như yêu cầu của thủ tục.
Do đó, tôi cho rằng nên xây dựng cơ chế "một cửa" trong việc xin cấp phép và kết nối vào lưới điện đồng thời số hóa việc đăng ký và phê duyệt công suất qua hệ thống phần mềm trên máy tính để tạo thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp cũng như giảm thiểu công việc không cần thiết cho các cơ quan thực thi cấp phép.

Gỡ “nút thắt”

Nghiên cứu tại Dự thảo tôi thấy, mô hình điện mặt trời mái nhà không nối lưới có thể có lợi cho hệ thống điện, vì nó không gây ảnh hưởng nào đến vận hành lưới điện. Tuy nhiên, mô hình này hiện không khả thi do chi phí quá cao và thiếu tính khả thi về tài chính, ngay cả ở những quốc gia hiện đại họ cũng không dùng. Dự thảo nghị định yêu cầu phải xin phép cơ quan chức năng để triển khai mô hình này là không cần thiết. Thay vào đó, cơ quan chức năng nên nghiên cứu và định nghĩa các mô hình kỹ thuật khác mà các nước đang áp dụng, như nhà máy điện ảo (VPP), lưới điện siêu nhỏ (Microgrid), hoặc mô hình kết hợp điện mặt trời và lưu trữ sau công tơ, lưu trữ cộng đồng (Community storage), hay đơn vị tổng hợp (Aggregator).

Các mô hình này vừa tận dụng được năng lượng mặt trời vừa giảm thiểu tác động của nguồn năng lượng biến đổi lên lưới điện.

Điện mặt trời nói chung và điện mặt trời áp mái nói riêng đã chứng minh là nguồn điện rẻ nhất và dễ thực hiện nhất với hiệu quả công suất đầu ra cao. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho rằng việc phân bổ "hạn ngạch" theo các tỉnh sẽ là một rào cản lớn để họ và người dân tiếp cận nguồn năng lượng quý giá này. Về mặt quản lý hệ thống điện, việc giám sát và điều khiển điện mặt trời mái nhà từ trung tâm điều độ quốc gia có thể coi là "điểm mù" do chỉ có thể giám sát đến cấp trạm biến áp 110/22 kV trở lên. Trong khi đó, hệ thống điện mặt trời mái nhà lại ảnh hưởng từ cấp độ lưới điện hạ áp 0,4 kV. Do đó, để giải quyết "điểm mù" này, theo kinh nghiệm từ các nước cho thấy cần phân cấp quản lý theo vùng và tăng cường sự tham gia của các công ty điện lực phân phối tỉnh/ thành trong việc kiểm soát nguồn điện mặt trời phân tán.

Ngoài ra, cần phân tích và làm rõ các yếu tố từ điện mặt trời mái nhà ảnh hưởng đến lưới điện như thế nào và các biện pháp khắc phục. Một giải pháp khác là "thị trường hóa" các biện pháp này. Khi đã rõ biện pháp và chi phí thuộc trách nhiệm của ai, việc phân bổ nhiệm vụ và chi trả sẽ trở nên minh bạch. Ví dụ, công ty điện lực có thể thực hiện việc khắc phục, trong khi người đầu tư hệ thống ĐMT sẽ chi trả...

Tháo gỡ những nút thắt trên và thực hiện tốt các giải pháp mới chính là giải pháp bền vững về tài chính để loại bỏ rào cản và tận dụng tối đa tiềm năng của nguồn năng lượng quý giá này cho nền kinh tế.

Được sự chỉ đạo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, ngày 16/8/2024, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Diễn đàn “Điện mặt trời mái nhà cho doanh nghiệp: Giải pháp chuyển dịch và tiết kiệm năng lượng” tại Hội trường Tổng Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh, số 35 Tôn Đức Thắng, Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Sui Gia Nan Giải - SCTV9

 

Bà xã cát tường - SCTV9

 

Cuộc sống hôn nhân - SCTV9

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...