Tính đến thời điểm này, các hạng mục như xử lý sạt trượt, công tác đào hố móng nhà máy, cửa lấy nước… đã được hoàn thành.
Tại công trường thi công dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng với tổng mức đầu tư hơn 9.200 tỷ đồng, các hạng mục như xử lý sạt trượt, công tác đào hố móng nhà máy; cửa lấy nước… đã được hoàn thành.
Đến thời điểm nay, các đơn vị thi công vẫn đang tiếp tục thi công các hạng mục quan trọng khác như cửa lấy nước, hầm dẫn nước hay khi vực giếng đứng… Tất cả đều vì mục tiêu phát điện 2 tổ máy vào giữa năm 2025 để cung cấp thêm gần 500 triệu kWh điện cho hệ thống điện quốc gia.
Các hạng mục như xử lý sạt trượt, công tác đào hố móng nhà máy, cửa lấy nước… đã được hoàn thành
Tại khu vực thi công dự án mở rộng nhà máy thủy điện Hòa Bình từ sau Tết đến nay luôn có khoảng gần 1000 cán bộ, kỹ sư và công nhân đang thi công ngày đêm. Đây là hạng mục quan trọng nhất của nhà máy, khu vực cửa nhận nước. Đến thời điểm này, đơn vị thi công đã đổ bê tông đạt đến cao độ 72m. Với tốc độ này mục tiêu đến tháng 7 đạt cao độ 90m và cuối năm này hoàn thành việc đổ bên tông ở cao độ 123m được xem là khả thi.
Đại tá Trần Ngọc Tuấn - Giám đốc Ban điều hành Liên danh, Dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng nhận định: "Xây dựng các khu phụ trợ, một là trạm nghiền để đảm bảo vật liệu ngay từ đầu khi triển khai công trình. Bây giờ vật liệu có thể đáp ứng đến 50% toàn bộ cho công trình. Còn về các công nghệ khác từ thiết bị cẩu và toàn bộ các thiết bị và công nghệ từ máy khoan hầm, khoan hở, các thiết bị đòi hỏi về mặt công nghệ thi công nhà máy thì hiện nay đã đáp ứng đầy đủ".
Một trong những hạng mục thi công khó nhất của dự án này là thi công 2 đường hầm dẫn nước cho hai tổ máy. Bởi đây là hai hầm dẫn nước có đường kính dài 13m, lớn nhất từ trước đến nay được triển khai ở nước ta nhưng đến thời điểm này đã đều hoàn thành trên 70% việc đào vòm.
Tại đường hầm số 1 của nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng, sau khi hoàn thành việc thi công thì toàn bộ hệ thống đường hầm này sẽ chứa nước để phục vụ cho việc phát điện của tổ máy số 1. Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng sau khi hoàn thành việc thi công và vận hành hai tổ máy sẽ cung cấp cho hệ thống điện Quốc gia tổng công suất là 480 MW.
Do điều kiện địa chất của khu vực thi công hai hầm dẫn nước khá phức tạp nên mất thêm nhiều thời gian hơn trong quá trình thi công. Vì vậy, các đơn vị thi công đã áp dụng các biện pháp như khoan neo, treo lưới để gia cố hầm. Ngoài ra, việc thi công hệ thống đường ống dẫn nước cũng đã được tính đến.
Ông Đào Trọng Sáng - Giám đốc điều hành Dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng cho biết: "Đối với hầm này, có 5 phân đoạn phải sử dụng đường ống thép để lót với chiều dày từ 2,7- 4,3 cm, công tác gia công đường ống được làm phía ngoài công trường và được ghép 3 mảng thành đường ống, tiếp tục hàn chồng lên nhau, với chiều dài mỗi ống là khoảng 6m. Sau đó, chúng tôi sẽ kéo đường ống vào và hàn cố định lại".
Dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng dự kiến sẽ phát điện tổ máy 1, tổ máy 2 trong tháng 6-7/2025. Sau khi đi vào hoạt động sẽ nâng tổng công suất của toàn nhà máy lên khoảng 2400 MW, góp phần tăng khả năng công suất phủ đỉnh cho hệ thống điện quốc gia, khai thác tối đa nguồn nước xả thừa hàng năm vào mùa lũ của nhà máy hiện hữu để phát điện.
Nguồn: vtv.vn
Đang gửi...