>> 10 cách giảm stress công việc giúp bạn cân bằng cuộc sống
Khảo sát trên Stress in America năm 2015 cho biết, tiền bạc và công việc là hai nguồn gây stress hàng đầu cho người trưởng thành ở Mỹ trong tám năm liên tiếp. Những nguyên nhân khác bao gồm: trách nhiệm gia đình, mối quan tâm sức khỏe cá nhân, nền kinh tế…
Phụ nữ luôn phải vật lộn với căng thẳng nhiều hơn nam giới. Một số thành phần xã hội hay gặp căng thẳng nhiều hơn những thành phần khác, bởi sự phân biệt chủng tộc, tình trạng khuyết tật, những người thuộc cộng đồng LGBT… Họ đã từng phải đấu tranh giành bình đẳng cho mình suốt những năm tháng trước đây. Các nhà khoa học cho biết, khi stress, não bộ của chúng ta sẽ phải vận động nhiều hơn để giải quyết các vấn đề đó.
Theo Verywellmind, bộ não của người bị stress sẽ trải qua một loạt các phản ứng xấu để bảo vệ bản thân khỏi các mối đe dọa tiềm tàng. Người bị stress thường có các triệu chứng như đau đầu, đau ngực, luôn cảm thấy lo lắng hoặc buồn bã. Thậm chí, stress có thể dẫn đến các vấn đề về hành vi như: bộc phát các cơn giận dữ, ăn quá nhiều…
Mức độ stress khác nhau tác động khác nhau lên não. Ví dụ: mất việc làm hoặc bị tai nạn xe hơi có xu hướng ảnh hưởng đến vùng nhận thức về cảm xúc của não. Trong khi các vấn đề về chấn thương, cái chết của người thân hoặc bệnh tật nghiêm trọng, có tác động lớn hơn đến vùng não trung tâm.
Vậy cụ thể stress ảnh hưởng thế nào đến não bộ?
Stress mạn tính làm tăng nguy cơ mắc bệnh tâm thần
Các nhà nghiên cứu từ Đại học California Gian Berkeley đã thực hiện một loạt thí nghiệm xem xét tác động của stress mạn tính lên não. Họ phát hiện khi stress, não bộ sản xuất nhiều tế bào myelin – một chất giàu lipid bao quanh sợi trục của tế bào thần kinh, tạo thành một lớp cách điện. Dư thừa myelin ở một số khu vực nhất định của não gây cản trở nhận thức của người, việc giao tiếp trở nên khó khăn. Đây là tiền đề của chứng rối loạn tâm thần, trầm cảm, rối loạn cảm xúc khác nhau,…
>> Vượt qua stress không khó
>> 10 thực phẩm giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi
Giết chết các tế bào não
Khi myelin được sản xuất ra nhiều trong thời gian dài sẽ làm thay đổi cấu trúc não, giết chết các tế bào não. Trong thí nghiệm, nhóm nghiên cứu đã đặt những con chuột non vào một cái lồng có hai con chuột già, trong khoảng thời gian 20 phút, để chúng phải chịu sự xâm lược từ những con chuột già này. Sau cuộc xâm lược, những con chuột non bị căng thẳng, chúng giảm đáng kể số lượng tế bào thần kinh một tuần sau đó.
Nhóm nghiên cứu kết luận, căng thẳng có thể giết chết các tế bào não, từ đó, não bị thu nhỏ. Họ thực sự lo lắng, nếu như những căng thẳng con người đối mặt cứ ngày một nhiều lên (thảm họa tự nhiên, tai nạn, cái chết…), theo thời gian, có thể góp phần vào một loạt chứng rối loạn tâm thần.
Làm giảm trí nhớ
Khi bị stress, các sự kiện trở nên khó nhớ hơn, do não bộ vừa bị thu nhỏ, vừa tập trung để giải quyết vấn đề đang vướng mắc. Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy, căng thẳng mạn tính có tác động tiêu cực đến bộ nhớ không gian (khả năng nhớ lại thông tin vị trí của các vật thể trong môi trường, cũng như định hướng không gian). Một nghiên cứu khác năm 2014 cho biết, mức độ hormone cortisol cao khi căng thẳng có liên quan đến sự suy giảm trí nhớ ngắn hạn.
Chẳng hạn, bạn sẽ phải cố gắng nhớ chìa khóa xe ở đâu, tập tài liệu để chỗ nào… Từ đó có thể kéo theo một loạt hành động bộc phát của sự giận dữ.
Theo các chuyên gia, căng thẳng là một phần không thể tránh khỏi của cuộc sống, nhưng để căng thẳng mạn tính mang lại hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe bản thân. Các nghiên cứu này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các loại thuốc để ngăn chặn tác động bất lợi của căng thẳng lên não. Cách tích cực nhất để giải quyết stress và duy trì bộ não khỏe mạnh là tự thân mọi người tìm cách giảm stress, như ngủ đủ giấc, tập thể dục, kết hợp liệu pháp thư giãn trong cuộc sống hàng ngày, hoặc đến bác sĩ khi cần thiết.
https://www.ansinh.edu.vn/stress-anh-huong-den-nao-bo-the-nao/