Người lớn hãy làm gương

14:45 - 10/04/2024

Ai ra đường cũng "hết hồn" khi chứng kiến những em học sinh THPT vô tư phóng xe máy trên 50 phân khối (50 cc), không đội nón bảo hiểm, kẹp ba, có em còn lạng lách trên phố.

Luật đã quy định rõ người đủ 18 tuổi trở lên mới được lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 50 cc trở lên và phải từ đủ 16 tuổi trở lên mới được điều khiển xe gắn máy dưới 50 cc (trong đó có xe máy điện). Hằng năm, các trường học đều phối hợp với lực lượng CSGT địa phương tổ chức tuyên truyền luật an toàn giao thông, cho phụ huynh học sinh (HS) ký cam kết không giao xe cho con em khi chưa đủ điều kiện lái xe. Thế nhưng, chỉ cần tới cổng một trường THCS, THPT nào đó giờ tan học, lân la hỏi người dân xung quanh xem HS hay gửi xe ở đâu, sẽ không khó để bắt gặp những nam, nữ mặc đồng phục HS chạy xe máy trên 50 cc. Không chỉ vậy, nhiều em còn chở kẹp ba, không mang nón bảo hiểm, HS THCS vẫn "phóng" xe máy điện ầm ầm.

Những chiếc xe kể trên đều có giá trị không nhỏ, nếu phụ huynh không giao xe cho HS thì các em lấy xe ở đâu để chạy? Phụ huynh đúng ra phải là người làm gương, cùng phối hợp với nhà trường, xã hội giáo dục HS chấp hành pháp luật, thế nhưng nhiều người lại cổ xúy cho con em vi phạm.

Những phụ huynh này không biết đã đọc, biết những số liệu người chết, người bị thương vì tai nạn giao thông mỗi năm là trẻ em, đặc biệt là HS THPT, hay chưa, hay chỉ vì cái "tiện" mà không "lợi" trước mắt?

Theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, trong năm 2023 có khoảng 7,8% số nạn nhân thương vong do tai nạn giao thông là ở độ tuổi trẻ em, tương đương với khoảng 900 trẻ em tử vong và gần 1.200 bị thương, trong đó có gần 1.500 em là HS cấp THPT.

Nhiều người cho rằng cần "phạt thật nặng như phạt nồng độ cồn" cả HS lái xe khi chưa đủ điều kiện và cả phụ huynh giao xe cho con. Tuy nhiên, luật đã có, chỉ cần phạt đúng, phạt đủ, phạt nghiêm là giúp người đã, đang hoặc có ý định vi phạm chùn bước.

Vừa qua, nhiều trường học tại TP.HCM phối hợp công an quận, huyện cho chủ các bãi giữ xe trong trường ký cam kết không giữ xe máy cho HS chưa đủ tuổi, không có bằng lái. Tuy nhiên, cần yêu cầu cả chủ các bãi giữ xe lân cận trường học ký cam kết. CSGT có thể tăng cường tuần tra, xử phạt ở khu vực các bãi xe đầu giờ học và giờ tan trường.

Lực lượng chức năng có thể chụp và gửi hình ảnh HS lái xe máy về trường học để xác minh em đó đã đủ tuổi, có bằng lái xe chưa. Nếu HS vi phạm, CSGT gửi biên bản phạt nguội cho HS, phụ huynh, nhà trường phối hợp kỷ luật nghiêm. Nhà trường có thể cử giám thị, giáo viên trực ban đột xuất kiểm tra nhà xe, phát hiện HS đi xe máy khi chưa đủ điều kiện thì mời phụ huynh tới làm việc, gửi thông tin cho lực lượng CSGT khu vực để xử phạt theo quy định… Nếu tất cả cùng làm nghiêm sẽ không còn những người chỉ biết ngụy biện mà không quan tâm đến tính mạng, sự an toàn của chính con em mình và cộng đồng.

Một trong những điều để trở thành con người tử tế, công dân tốt là phải sống trung thực, chấp hành đúng pháp luật. Bài học này cần phải dạy cho HS ngay từ gia đình, nhà trường. Để làm được điều đó, người lớn phải làm gương.

 
 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

lịch phát sóng trên truyền hình

Thanh toán hóa đơn SCTV

Không gian lạ - SCTV9

 

Công công xuất cung - SCTV9

Không khoan nhượng - SCTV9

 

Thâm cung nội chiến - SCTV9

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...