Giáo viên, phụ huynh phản ánh 'bệnh thành tích' thi lớp 10, Sở GD-ĐT TP.HCM nói gì?

12:10 - 14/05/2024

Một giáo viên dạy môn toán lớp 9 tại trung tâm TP.HCM cho hay phòng GD-ĐT đặt chỉ tiêu về học sinh đậu lớp 10 công lập và tỷ lệ môn thi đạt trên trung bình. Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM đã trả lời về phản ảnh này.

Giáo viên, phụ huynh phản ánh 'bệnh thành tích' thi lớp 10, Sở GD-ĐT TP.HCM nói gì?

Phụ huynh và học sinh tham dự buổi tư vấn tuyển sinh lớp 10 tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong trong thời gian qua

BÍCH THANH

Sự việc phụ huynh nhận đơn in sẵn 'xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10' xảy ra tại Trường THCS Nguyễn Văn Bứa (huyện Hóc Môn, TP.HCM) mà Báo Thanh Niên phản ánh những ngày qua nhận được rất nhiều ý kiến của bạn đọc là phụ huynh học sinh, giáo viên.

Quận nội thành TP.HCM đặt chỉ tiêu học sinh vào lớp 10 công lập?

Đặc biệt, một bạn đọc cho biết là giáo viên lớp 9 ở quận nội thành của TP.HCM và nêu ý kiến thẳng thắn. "Ngành giáo dục còn nặng nề bệnh thành tích, như quận tôi năm nay đặt chỉ tiêu học sinh vào lớp 10 công lập là 86%, mỗi môn thi trên trung bình là khoảng 70%. Là giáo viên dạy môn toán, tôi dám chắc một điều là các giáo viên của cả thành phố đều hiểu rằng chỉ tiêu môn toán trên trung bình 70% là rất khó đạt được (trừ những trường top đầu). Thế nhưng phòng GD-ĐT luôn áp đặt chỉ tiêu cho giáo viên lớp 9 là như vậy. Khi không đạt được thì đầu năm sẽ phải báo cáo nguyên nhân. Điều này gây ra áp lực rất nặng nề cho giáo viên lớp 9", giáo viên này nói.

Cũng theo giáo viên này, chính vì giao chỉ tiêu quá cao như thế, tất cả hiệu trưởng và giáo viên lớp 9 đều biết là không thể đạt được. Do đó mới có kế hoạch là tư vấn cho học sinh còn yếu, khó có thể thi được thì nên chọn không thi tuyển sinh lớp 10. Khi những học sinh này không thi, những học sinh học tốt hơn sẽ có khả năng làm bài trên trung bình cao hơn.

Từ đó, giáo viên này đề xuất Sở GD-ĐT có văn bản chính thức cấm các phòng giáo dục xếp hạng các trường, đánh giá giáo viên qua kỳ thi tuyển sinh lớp 10. "Vì nếu còn đánh giá giáo viên qua kỳ thi tuyển sinh lớp 10 thì tình trạng này không bao giờ chấm dứt", người này nhấn mạnh.

Giáo viên, phụ huynh phản ánh 'bệnh thành tích' thi lớp 10, Sở GD-ĐT TP.HCM nói gì?

Đơn xin không tham gia thi tuyển sinh lớp 10 được phát ra từ Trường THCS Nguyễn Văn Bứa (huyện Hóc Môn, TP.HCM)

ẢNH CHỤP TỪ MÀN HÌNH

Thống kê để rút kinh nghiệm, không đưa vào tiêu chí thi đua xếp loại 

Từ những ý kiến của bạn đọc nêu trên, phóng viên Báo Thanh Niên đã trao đổi với ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, có hay không việc sử dụng kết quả thi tuyển sinh lớp 10 để xếp hạng các trường, giáo viên…?.

Ông Nguyễn Bảo Quốc cho biết, Sở GD-ĐT TP.HCM không yêu cầu các quận, huyện, các trường chỉ tiêu về tỷ lệ học sinh đậu công lập và tỷ lệ các môn thi đạt trên trung bình. Tuy nhiên thống kê kết quả sau mỗi kỳ thi lớp 10 thì luôn cần vì để rút kinh nghiệm. Trong chỉ đạo, Sở không yêu cầu về đánh giá, so sánh hay dùng làm tiêu chí thi đua giữa các quận, huyện.

Từ đó, ông Quốc khẳng định: "Có nghĩa là các trường, các quận, huyện thực hiện việc thống kê kết quả tuyển sinh lớp 10. Tuy nhiên đây là việc làm cần thiết để đánh giá, rút kinh nghiệm cho quá trình tổ chức giảng dạy cũng như đổi mới phương pháp dạy học. Kết quả thống kê nói trên không đưa vào tiêu chí thi đua xếp loại các địa phương và Sở cũng chỉ đạo các phòng GD-ĐT, các trường THCS không sử dụng kết quả này để đánh giá thi đua từng trường, từng giáo viên".

Đồng thời lãnh đạo Sở GD-ĐT cho biết từ thông tin phản ánh của giáo viên nói trên, Sở sẽ rà soát lại việc thống kê cũng như có hay không các quận, huyện triển khai việc giao chỉ tiêu trong thi tuyển sinh lớp 10.

Nhiều ý kiến trước việc nhà trường phát đơn in sẵn "xin không thi tuyển sinh lớp 10"

Bạn đọc Tùng Nguyên bày tỏ quan điểm về việc nhà trường chuẩn bị sẵn đơn 'xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10" rằng: "Đây là bệnh nan y chạy thi đua không thể chữa khỏi. Không một giáo viên nào muốn học sinh của mình không thi tuyển sinh cả mà do sức ép từ ban giám hiệu nhà trường đặc biệt là hiệu trưởng người quản lý điều hành cao nhất trong trường học?".

Còn bạn đọc Bùi Văn Toàn thì cho biết: "Về phía nhà trường, vì áp lực chất lượng đào tạo nên cứ khoảng tháng 3 là tổ chức họp phụ huynh để làm công tác tư tưởng và định hướng cho học sinh, phụ huynh. Và giáo viên chủ nhiệm luôn được yêu cầu, phải thuyết phục, vận động những học sinh yếu không đăng kí thi tuyển sinh lớp 10 công lập. Vì thi trượt thì chứng tỏ hiệu suất đào tạo của trường thấp".

Bên cạnh đó, bạn đọc nói trên cũng đề cập đến thực tế "rất nhiều phụ huynh cũng cố chấp, ảo tưởng cứ đăng ký cho con nguyện vọng vào trường có điểm chuẩn cao trong khi lực học không có hoặc con em họ không học hành gì. Chỉ tới trường chơi, phá, nghịch. Phụ huynh cũng không đoái hoài gì tới con. Nên mới xảy ra cớ sự này. Nhà trường muốn học sinh đi học nghề hoặc học GDTX nhưng phụ huynh thì không chịu chấp nhận năng lực thực tế con mình. Hậu quả không trúng tuyển nhưng cứ đăng ký thi cho biết".

Hay bạn đọc Võ Văn Sâm cho rằng, tư vấn cho phụ huynh học sinh những mô hình học tập ngoài trường THPT công lập cũng được vì thực ra nhiều phụ huynh không nắm được học lực của con mình. Có điều, giáo viên chủ nhiệm phải hết sức khéo léo, không vì thành tích thi vào lớp 10.

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Không khoan nhượng - SCTV9

 

Không gian lạ - SCTV9

 

Công công xuất cung - SCTV9

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...