Giáo viên lay lắt chờ biên chế

15:23 - 08/03/2024

Nghệ An đang thiếu khoảng 6.600 giáo viên, nhưng hàng trăm giáo viên hợp đồng từ nhiều năm qua vẫn sống lay lắt với thân phận 'người thừa', đồng lương bèo bọt, quyền lợi không đảm bảo.

NGUY CƠ MẤT VIỆC

Sát Tết Nguyên đán 2024, hàng chục giáo viên (GV) và nhân viên hợp đồng ở H.Quỳnh Lưu (Nghệ An) bị Kho bạc Nhà nước huyện này từ chối chi trả lương kể từ tháng 1.2024. Lý do, số GV và nhân viên trường học này không còn nằm trong danh sách lao động hợp đồng trả lương mà UBND tỉnh Nghệ An duyệt kể từ năm 2024, dù họ vẫn đứng lớp và làm việc như thường. Những GV, nhân viên này "kêu cứu", lãnh đạo tỉnh Nghệ An phải can thiệp, Kho bạc mới dám chi trả lương. Tuy nhiên, việc chi trả này cũng chỉ là giải pháp tình thế để trấn an tâm lý cho các GV khi tết cổ truyền đang cận kề.

giao-vien-lay-lat-cho-bien-che

Giáo viên hợp đồng ở H.Quỳnh Lưu (Nghệ An) trong giờ đứng lớp

K.HOAN

Tốt nghiệp Trường ĐH Cần Thơ năm 2006, thầy Hồ Văn Dũng về quê, được Trường THCS Quỳnh Tân (H.Quỳnh Lưu) ký hợp đồng dạy học. 2 năm sau, nhờ chuyên môn tốt, thầy Dũng được UBND H.Quỳnh Lưu ký hợp đồng với mức lương 1 triệu đồng/tháng. Nhiều năm sau, mức lương mới tăng lên hơn 3 triệu đồng và đến năm 2023 đạt 4,9 triệu đồng/tháng nhờ áp dụng mức lương tối thiểu vùng. 18 năm qua, thầy Dũng mỏi mòn chờ đợi cánh cửa biên chế mở ra, nhưng đến nay vẫn mịt mù. Để bám trụ với nghề bằng đồng lương còm cõi, những ngày nghỉ dạy và 3 tháng hè, thầy Dũng phải đi làm thêm cho một xưởng gỗ để trang trải cuộc sống gia đình.

Đồng lương ít ỏi, giờ đứng lớp vẫn như GV biên chế, nhưng GV hợp đồng không được tính phụ cấp thâm niên công tác, không được tăng lương theo chính sách tiền lương của nhà nước và không được hưởng tiền đứng lớp. Dĩ nhiên, những GV này không đủ điều kiện để được xét thăng hạng hoặc bổ nhiệm.

Tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Vinh, 18 năm qua, thầy giáo Vũ Ngọc Việt (42 tuổi) về quê ở H.Quỳnh Lưu dạy hợp đồng với trường, rồi hợp đồng với huyện. Nhưng các đợt xét biên chế đều không có tên thầy Việt. Hiện mức lương của thầy chỉ 4,7 triệu đồng/tháng. "Chúng tôi đều tốt nghiệp ĐH sư phạm chính quy, có người là thạc sĩ, được UBND H.Quỳnh Lưu hợp đồng vào giảng dạy ở bậc THCS. Người nhiều nhất là 18 năm và ít nhất cũng đã 13 năm trong thân phận hợp đồng, nhưng đến nay cánh cửa biên chế vẫn đóng kín với chúng tôi. Thậm chí chúng tôi còn có nguy cơ không được trả lương khi bị đưa ra khỏi diện chi trả", thầy Việt thở dài.

Thầy Đàm Xuân Hải (43 tuổi), thạc sĩ toán học, đang dạy tại Trường THCS Cầu Giát (H.Quỳnh Lưu), đã được UBND H.Quỳnh Lưu ký hợp đồng từ 14 năm qua. Thế nhưng thầy Hải vẫn chỉ nhận được mức lương 4,7 triệu đồng/tháng và đang có nguy cơ mất việc.

Chúng tôi đều tốt nghiệp ĐH sư phạm chính quy, có người là thạc sĩ, được UBND H.Quỳnh Lưu hợp đồng vào giảng dạy ở bậc THCS. Người nhiều nhất là 18 năm và ít nhất cũng đã 13 năm trong thân phận hợp đồng, nhưng đến nay cánh cửa biên chế vẫn đóng kín với chúng tôi. Thậm chí chúng tôi còn có nguy cơ không được trả lương khi bị đưa ra khỏi diện chi trả.

Thầy giáo VŨ NGỌC VIỆT

NHIỀU KHẢ NĂNG DỪNG TRẢ LƯƠNG GV HỢP ĐỒNG

Ông Nguyễn Văn Thưởng, Phó chủ tịch UBND H.Quỳnh Lưu, cho biết huyện có 24 nhân viên và GV hợp đồng tại các trường không còn được duyệt để trả lương, do đó lương tháng 1 vừa qua không được duyệt chi. Sau khi có ý kiến của lãnh đạo tỉnh Nghệ An, UBND H.Quỳnh Lưu mới duyệt lương tháng 1 và 2, nhưng lương tháng 3 cũng chưa biết tính thế nào.

Tại H.Nghi Lộc (Nghệ An), do thiếu GV nên nhiều năm qua huyện đã hợp đồng với 270 GV. Hiện mức lương của GV hợp đồng là 4,7 triệu đồng/tháng. Ông Nguyễn Văn Thông, Trưởng phòng Giáo dục H.Nghi Lộc, cho biết tháng 2 vừa qua số GV này vẫn được chi trả lương, nhưng sắp tới chưa biết sẽ xử lý thế nào khi thực hiện theo Nghị định số 111 và Quyết định số 4431 ngày 28.12.2023 của UBND tỉnh Nghệ An về việc giao số người làm việc, lao động hợp đồng trong các đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên. Nếu phải dừng trả lương, số GV này nghỉ việc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác giảng dạy vì bị thiếu hụt GV.

Giáo viên lay lắt chờ biên chế

Nghệ An đang thiếu khoảng 6.600 GV. Việc phải tinh giản biên chế đã khiến cho hoạt động của các trường gặp khó khăn

KHÁNH HOAN

THỪA NHƯNG THIẾU

Về số phận của các GV hợp đồng, ông Hoàng Văn Bộ, Chủ tịch UBND H.Quỳnh Lưu, cho hay năm học 2022-2023, H.Quỳnh Lưu được UBND tỉnh Nghệ An giao 822 GV biên chế, tuy nhiên huyện có 835 GV, còn dư 13 GV nên không có cơ sở để đề nghị tuyển dụng. Năm nay, huyện đang chỉ đạo các trường xây dựng vị trí việc làm và kế hoạch tuyển dụng để trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

Hiện Nghệ An đang thiếu khoảng 6.600 GV. Việc phải tinh giản biên chế đã khiến cho hoạt động của các trường gặp khó khăn. Năm 2023, Sở GD-ĐT và Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An đã tham mưu UBND tỉnh Nghệ An đề nghị T.Ư bổ sung 6.600 biên chế để đảm bảo đủ GV dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Được biết, ngày 6.12.2023, Ban Tổ chức T.Ư đã quyết định bổ sung 2.187 biên chế sự nghiệp giáo dục mầm non và phổ thông công lập từ năm học 2023 - 2024 cho tỉnh Nghệ An, trong đó 1.352 biên chế bậc mầm non, 369 biên chế bậc tiểu học, 441 biên chế bậc THCS và 25 biên chế bậc THPT. Tuy nhiên, sau khi bổ sung số GV trên, tỉnh Nghệ An vẫn còn thiếu hơn 4.000 GV.

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

lịch phát sóng trên truyền hình

Thanh toán hóa đơn SCTV

Công công xuất cung - SCTV9

Không gian lạ - SCTV9

 

Thâm cung nội chiến - SCTV9

Không khoan nhượng - SCTV9

 

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...