Con được 9, 10 điểm vẫn không 'xuất sắc': Áp lực thành tích từ chính phụ huynh?

04:41 - 31/05/2024

Phụ huynh hoang mang khi con được 9, 10 điểm các môn toán, tiếng Việt, tiếng Anh nhưng vẫn không được đánh giá là học sinh xuất sắc chỉ vì mấy 'môn phụ' chưa tốt. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng chính phụ huynh đang tạo áp lực thành tích lên con mình.

"Ai cũng đòi ngành giáo dục chống bệnh thành tích, nhưng…"

Bài viết Phụ huynh hoang mang khi con 9, 10 điểm vẫn không được xuất sắc, vì đâu? trên Thanh Niên đã nhận được rất nhiều phản hồi, bình luận của bạn đọc.

Bạn đọc (BĐ) Hữu Khánh Phạm bình luận: "Phụ huynh không nên tạo áp lực thành tích lên con cháu mình cũng như giáo viên, nhà trường. Hãy để con cháu học tập thoải mái đúng với năng lực của chúng và nhà trường đánh giá đúng với lực học của học sinh".

Con được 9, 10 điểm vẫn không 'xuất sắc': Áp lực thành tích từ chính phụ huynh?

Phụ huynh tâm tư vì con không được xuất sắc dù đạt điểm 9, 10

CHỤP MÀN HÌNH

BĐ Vietroad thì cảm thán: "Vậy mà cứ bảo ngành giáo dục hám thành tích, nào là lạm phát giấy khen. Trong khi con mình không được xuất sắc, không có giấy khen thì phàn nàn".

Đồng quan điểm, BĐ Minh Hùng Lê phân tích: "Ai cũng đòi ngành giáo dục chống bệnh thành tích, nhưng ai cũng muốn 100% con em đều xuất sắc. Điều này thực ra rất phản khoa học, trí thông minh và tư chất con người không giống nhau, có người giỏi văn nghệ, có người dốt văn lại giỏi tin học, cái bằng sinh ra là vì buộc phải có đánh giá trên một mặt bằng chung chung chứ cái bằng không phải là người.

Nhiều nhân viên tôi nhận vào làm không xuất sắc ở trường, nhưng xuất sắc trên thực tế và ngược lại. Tôi không có ý coi nhẹ việc học, nhưng hãy giáo dục con em mình đúng hướng. Bọn trẻ nên được dạy làm người ngang với dạy chữ, và khi cho chúng đi học hãy tôn trọng thực lực đúng của chính các em. Chúng nó yêu thích gì sẽ giỏi cái đấy và có ích cho đời cũng ở đó…".

"Trẻ em sinh ra không phải là công cụ để làm hài lòng người lớn. Chúng là tương lai của chính chúng ta", BĐ Minh Hùng Lê viết.

BĐ Sau Nguyen Van cảm thán: "Bệnh thành tích của xã hội lây sang ngành giáo dục bây giờ lây sang phụ huynh, nặng lắm rồi. Cần cấp bách chấn hưng giáo dục nước nhà. Nếu không sẽ tiếp tục đào tạo ra nhân tài trên mây.

Hãy nhìn xem cách các nước tiên tiến dạy và đánh giá học sinh có phụ huynh nào can thiệp và phàn nàn không và xin đừng đổ lỗi".

BĐ Kiều Lam thì nêu thực tế vẫn có nơi đến khoảng 70% học sinh giỏi, xuất sắc thì liệu con số này có đánh giá đúng theo Thông tư 27 của Bộ GD-ĐT không?

Xin đừng so sánh với "con nhà người ta"

BĐ Nghia Quang Hoang cho rằng, "các phụ huynh hay so sánh với 'con nhà người ta' rồi ép con mình. Bản thân mỗi người có khả năng riêng, điểm mạnh điểm yếu khác nhau mà. Cho các bé học tập, luyện tập theo khả năng và sở thích các bé đi".

BĐ Đạt Phạm cũng đồng tình: "Không nên so sánh con mình với bạn chúng hay con người khác, mà nên so sánh mình với phụ huynh của những bạn đó xem mình có xuất sắc hơn họ không".

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, có những phụ huynh chỉ muốn con được xuất sắc để khoe trên mạng xã hội, thỏa mãn cái tôi của bản thân hơn là vì con cái.

BĐ Foxpro24 nêu quan điểm: "Các phụ huynh đưa các kết quả học của con lên mạng là các phụ huynh suy nghĩ tiêu cực. Cần phải biết con của mình yếu ở môn nào mà cố gắng khắc phục chứ kêu ca gì. Như con tôi bé cảm thấy làm không tốt ở môn thể dục và mỹ thuật. Bé về rèn luyện rất nhiều nên cuối năm được xuất sắc tất cả các môn. Phụ huynh phải là người đồng hành và hướng cho con đi đúng chứ".

BĐ Ho Diep viết: "Chính phụ huynh muốn thành tích của con để rồi "chụp choẹt" để khoe lên Facebook"…

Tuy nhiên, cũng có ý kiến nhìn vào thực tế khác, đó là việc phụ huynh "cần" con được kết quả xuất sắc để xét tuyển lên các trường chất lượng cao ở cấp THCS khi cho rằng: "Không được xuất sắc, lên cấp 2 khi vào trường có đánh giá năng lực thì bị loại từ vòng gửi xe".

Bởi vậy, theo BĐ Vietroad, có thể thành tích ấy với nhiều người không có ý nghĩa gì nhưng lại có ý nghĩa trong việc xét tuyển. BĐ này cũng lấy dẫn chứng một trường học ở Hà Nội xét tuyển học bạ "toàn 10" ở tiểu học để tuyển sinh vào lớp 6.

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

lịch phát sóng trên truyền hình

Thanh toán hóa đơn SCTV

Cuộc sống hôn nhân - SCTV9

Sui Gia Nan Giải - SCTV9

 

Bà xã cát tường - SCTV9

 

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...