Nhật Bản mạnh tay xử lý nạn đánh cắp thông tin thẻ tín dụng trên trang web

11:22 - 16/11/2023

Theo cảnh sát Nhật Bản, thủ đoạn đánh cắp thông tin thanh toán bằng thẻ tín dụng trên trang web hợp pháp khó bị phát hiện hơn so với các vụ lừa đảo trên mạng thông thường.

Ngày 15/11, cảnh sát Nhật Bản đã bắt giữ Sho Okuma, 26 tuổi, ở miền Tây nước này vì nghi ngờ đánh cắp thông tin thẻ tín dụng từ một trang web hợp pháp. Đây là vụ điều tra hình sự đầu tiên đối với hình thức phạm tội này tại Nhật Bản.

Cảnh sát cho biết, nam thanh niên được cho là đã nhúng mã độc vào một trang web hợp pháp liên quan tới âm nhạc và đánh cắp thông tin thanh toán bằng thẻ tín dụng của 3 khách hàng ở tỉnh Kyoto trong khoảng thời gian từ tháng 10-11/2022. Theo cảnh sát, Sho Okuma đã khai nhận về hành vi đánh cắp thông tin sau khi tìm thấy một trang web chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng và nói rằng động cơ phạm tội là “vì tò mò”.

Khác với các vụ lừa đảo trên mạng, nạn nhân thường bị điều hướng sang một trang web giả mạo và điền các thông tin cá nhân. Thủ đoạn đánh cắp thông tin thanh toán bằng thẻ tín dụng trên các trang web hợp pháp như trong vụ việc này sẽ khó bị phát hiện hơn nhiều.

Trước đó, Okuma đăng tải thông điệp bày tỏ thông cảm với nhóm “Koshinkyo” được cho là gửi thư đe dọa đánh bom và tấn công đến một số trường học và tổ chức công cộng. Tháng 1 năm nay, Okuma và một đối tượng đã bị bắt giữ, sau đó bị truy tố vì gửi thư đe dọa đánh bom đến trường Cao đẳng Âm nhạc Tokyo.

Theo Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản, số lượng các vụ lừa đảo chiếm đoạt thông tin cá nhân trong giao dịch trực tuyến đã tăng mạnh trong năm nay khi người dân sử dụng ngân hàng điện tử ngày càng nhiều hơn và thủ đoạn lừa đảo cũng ngày càng tinh vi hơn.

Cảnh sát đã ghi nhận 2.322 vụ lừa đảo đánh cắp tài khoản và mật khẩu ngân hàng trong nửa đầu năm nay, với số tiền bị chiếm đoạt đạt mức cao kỷ lục khoảng 3 tỷ Yen (21 triệu USD).

Các đối tượng lừa đảo thường sử dụng thư điện tử, tin nhắn mạo danh các tổ chức tài chính và chuyển hướng người dùng đến các trang web giả mạo, với lý do là để giải quyết các vấn đề khẩn cấp. Những tin nhắn này thường yêu cầu yêu cầu nhập tài khoản, mật khẩu OTP giao dịch và thông tin cá nhân khác. Từ đó, các đối tượng lừa đảo sử dụng thông tin cá nhân bất hợp pháp để chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng của nạn nhân.

Cảnh sát Nhật Bản khuyến cáo người dân cảnh giác, không nên vào các liên kết trong các email đáng ngờ và chỉ nhập thông tin cá nhân trên các trang web hoặc ứng dụng chính thức, đồng thời yêu cầu các tổ chức tài chính tăng cường các biện pháp bảo mật.

 

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Không gian lạ - SCTV9

 

Cuộc sống hôn nhân - SCTV9

Sui Gia Nan Giải - SCTV9

 

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...