Cách nhận diện và phòng tránh thủ đoạn lừa đảo trực tuyến Deepfake

21:59 - 17/11/2023

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo, việc phân biệt thật – giả trên mạng Internet ngày càng trở nên khó khăn.

Cách nhận diện và phòng tránh thủ đoạn lừa đảo trực tuyến Deepfake

 

Theo ông Nguyễn Phú Lương – Phó Giám đốc Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), Cục An toàn thông tin – chia sẻ tại họp báo thường kỳ ngày 6/11 tại Bộ Thông Tin và Truyền thông, trước đây, chúng ta có thể nhận biết các video giả mạo bằng công nghệ Deepfake qua ngữ điệu, cử động môi và sự trùng khớp giữa nhân vật, bối cảnh, âm thanh. Tuy nhiên, hiện nay đã có những công cụ giúp tạo video giống thật đến 70 – 80%, dễ khiến người dùng nhầm lẫn khi nhìn bằng mắt thường.

Cách nhận diện và phòng tránh thủ đoạn lừa đảo trực tuyến Deepfake

Ông Nguyễn Phú Lương – Phó Giám đốc Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông

Chính vì vậy, Phó Giám đốc NCSC khuyến cáo, người dân phải luôn kiểm chứng và kiểm tra lại mọi thông tin trực tuyến. Mỗi người cần hình thành thói quen thận trọng, cảnh giác và tư duy kiểm chứng sự thực trên không gian mạng. Người dân chỉ nên lấy thông tin từ các nguồn chính thức và đáng tin cậy như các cơ quan, đơn vị và nền tảng tin tức chính thống, đáng tin cậy. Ngoài ra, người dân không nên chia sẻ thông tin nếu chưa chắc chắn 100% về tính xác thực của nó.

Theo Phó Giám đốc NCSC, một số công cụ của những hãng công nghệ lớn mà người dùng có thể tham khảo để kiểm chứng video có sử dụng Deepfake không như Intel Fake Catcher, Microsoft Video Authenticator. Các công cụ này sử dụng thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến để phân tích và xác định mức độ bị chỉnh sửa của tệp hình ảnh, video, âm thanh.

Ông Nguyễn Phú Lương cho biết, thế giới đều đang gặp khó khăn trong việc chặn lọc những video Deepfake khỏi không gian mạng. Giải pháp hiện tại là cố gắng tuyên truyền, khuyến cáo người dân thận trọng với mọi thông tin tiếp cận được, luôn tuân thủ các nguyên tắc về an toàn thông tin.

Theo đó, người dùng mạng cần tìm cách kiểm chứng mọi thông tin nhận được bằng cách kiểm tra chéo giữa các nguồn khác nhau. Trong trường hợp nhận được video từ người thân với tình huống hoặc yêu cầu bất ngờ, hãy cố gắng kéo dài cuộc gọi Video Call để biết chắc đang nói chuyện với người thật chứ không phải đoạn video dựng sẵn.

Sau đó, người dùng cần xác minh lại qua các kênh khác, ưu tiên các kênh trực tiếp hoặc gọi điện thoại qua mạng viễn thông.

Trong hầu hết các trường hợp, hình thức lừa đảo trực tuyến này nhắm vào mục tiêu lừa đảo tài chính. Do đó, khi người dân nhận được các cuộc gọi video liên quan đến yêu cầu chuyển tiền, vay mượn thì cần xác nhận kỹ và trong mọi trường hợp không chuyển tiền cho các số tài khoản lạ, kể cả tài khoản có tên giống với tên người thân, bạn bè.

Ngoài ra, khi nhìn bằng mắt thường, người dùng có thể thấy khuôn mặt nhân vật trong video Deepfake thường ít biểu cảm, xuất hiện ánh sáng kỳ lạ và bóng đổ không đúng vị trí, nhân vật không có các hành động đưa tay lên gãi mặt hoặc dụi mắt vì các hành động này sẽ gây lỗi cho AI.

 

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

lịch phát sóng trên truyền hình

Thanh toán hóa đơn SCTV

Không gian lạ - SCTV9

 

Cuộc sống hôn nhân - SCTV9

Sui Gia Nan Giải - SCTV9

 

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...