Đệ trình 'chèo' và 'mo Mường' vào di sản văn hóa phi vật thể UNESCO

10:56 - 30/03/2024

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý đệ trình UNESCO xem xét 'mo Mường' vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và 'nghệ thuật Chèo' vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

 

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc gửi hồ sơ "mo Mường" và "nghệ thuật Chèo" trình Tổ chức Khoa học, giáo dục và văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO).

Trước đó, Bộ VH-TT-DL đã có tờ trình và được Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia thẩm định các hồ sơ quốc gia "mo Mường" và "nghệ thuật Chèo" để trình, xét ghi danh vào các danh sách di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO.

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý đệ trình UNESCO xem xét, đưa Di sản văn hóa phi vật thể "mo Mường" (Hòa Bình, Thanh Hóa, Ninh Bình, Phú Thọ, Sơn La, Hà Nội và Đắk Lắk) vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

Đồng thời, trình di sản văn hóa phi vật thể "nghệ thuật Chèo" (Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Nội và Hải Phòng) vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ VH-TT-DL làm các thủ tục cần thiết để gửi các hồ sơ di sản tới UNESCO, bảo đảm thời gian theo quy định của Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể 2003 và pháp luật về di sản văn hóa.

Mo Mường là hoạt động diễn xướng dân gian được thể hiện trong các nghi lễ gắn với đời sống tín ngưỡng tâm linh của người Mường. Không gian tổ chức các hoạt động diễn xướng và lời mo được diễn ra trong đời sống cộng đồng và trong từng gia đình tổ chức một nghi lễ.

Chủ thể thực hành Mo Mường là các thầy mo, là những người giữ tri thức mo, thuộc lòng hàng vạn câu mo và thông thạo các nghi lễ, tập quán, là người uy tín được cộng đồng tin tưởng. Khi thực hành nghi lễ, thầy mo là người nói, đọc, hát các bài mo.

Người Mường không có chữ viết riêng nên các bài mo (bài khấn) của người Mường được lưu truyền từ thế hệ thầy mo này qua thế hệ thầy mo khác bằng phương pháp truyền miệng, được tồn tại và duy trì thông qua các nghi lễ trong dân gian của người Mường.

Mo Mường bao gồm rất nhiều bài mo, đoạn mo được sử dụng trong từng nghi lễ cụ thể. Mo Mường có 9 thể loại: Mo trong lễ tang (Mỏ ma), Mo vía (Mo Voái), Mo giải hạn, Mo xin số, Mo ngày tết, Mo Thổ công thổ địa, Mo đôi đũa, Mo Mát nhà, Mo Mụ.

Là nghệ thuật sân khấu dân gian của người Việt, phát triển mạnh và phổ biến ở đồng bằng sông Hồng cùng 2 khu vực lan tỏa là trung du miền núi Bắc bộ và Bắc Trung bộ, chèo mang tính quần chúng và thường gắn với các lễ hội dân gian nhằm tạ ơn thần thánh phù hộ cho vụ mùa bội thu, dân làng no ấm và để những người nông dân thường ngày chân lấm tay bùn có thể giao lưu, cất lên tiếng lòng của mình.

 
 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Cáp nét siêu tốc - Cơn lốc quà tặng từ SCTV

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Nguồn: Vietcombank

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...