Đà Nẵng cần tăng mức đầu tư cho văn hóa

11:42 - 25/07/2024

Đánh giá trong giai đoạn từ năm 2016 - 2021, TP.Đà Nẵng đã chú trọng đầu tư bảo tồn, tu bổ di tích, tuy nhiên qua giám sát HĐND TP.Đà Nẵng cho rằng cần tiếp tục tăng mức đầu tư cho văn hóa.

Đoàn giám sát HĐND TP.Đà Nẵng ghi nhận từ năm 2016 - 2023, TP.Đà Nẵng đã có 54 di tích xếp hạng được bảo quản, tu bổ, phục hồi với tổng kinh phí hơn 409 tỉ đồng. Theo đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn TP.Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2025, việc đầu tư tu bổ các di tích (quốc gia đặc biệt, cấp quốc gia và cấp TP; hệ thống nhà cổ dân gian, công trình kiến trúc có giá trị) được sử dụng 100% vốn ngân sách. Ngoài ra, các địa phương đã chủ động bố trí kinh phí cho hoạt động sửa chữa nhỏ, tổ chức lễ hội, đầu tư vào bảng chỉ dẫn và quản lý trực tiếp di tích...
Đà Nẵng cần tăng mức đầu tư cho văn hóa

Chậm tiến độ kéo dài, hiện dự án Bảo tàng Điêu khắc Chăm cơ sở 2 chỉ mới thi tuyển phương án quy hoạch, kiến trúc

HOÀNG SƠN

Trong năm 2023, TP.Đà Nẵng đã hoàn thành tu bổ, tôn tạo một số dự án như: di tích nghĩa trủng Hòa Vang, mộ ngài Phan Công Thiên, mộ thủy tổ tộc Huỳnh Đức, đình Vân Dương, đình Dương Lâm và đình Hòa Mỹ. Trong năm 2024, TP.Đà Nẵng triển khai 2 dự án tu bổ di tích: khu di tích Mẹ Nhu và 7 dũng sĩ Thanh Khê, đình Thạc Gián; đồng thời bố trí kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư cho 9 di tích.

Qua giám sát, HĐND TP đề nghị UBND TP.Đà Nẵng cần tập trung đầu tư, hoàn thành các dự án quan trọng như: dự án tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích thành Điện Hải giai đoạn 2 (dự kiến khởi công vào cuối năm 2024 và hoàn thành vào cuối năm 2025); dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn. Chính quyền địa phương cũng cần kịp thời tháo gỡ các vướng mắc để khẩn trương hoàn thiện các thủ tục khởi công dự án Bảo tàng Điêu khắc Chăm cơ sở 2 (tại Phong Lệ); phối hợp với tỉnh Thừa Thiên-Huế xây dựng phương án khai thác quản lý sử dụng di tích Hải Vân quan.

"Bố trí đủ nguồn lực triển khai thực hiện có hiệu quả đề án Phát triển văn hóa - xã hội đồng bộ với phát triển kinh tế, chú trọng xây dựng con người Đà Nẵng văn minh, thân thiện, làm nền tảng xây dựng TP an bình, đáng sống, hình thành các giá trị bản sắc riêng, phù hợp với truyền thống, lịch sử, văn hóa của người Đà Nẵng giai đoạn 2022 - 2030. UBND TP quan tâm tăng mức đầu tư cho văn hóa, bảo đảm kinh phí cho các chương trình sự nghiệp phát triển văn hóa", HĐND TP.Đà Nẵng yêu cầu.

QUY HOẠCH THIẾU ĐỒNG BỘ XÂM HẠI DI TÍCH

Nêu khó khăn trong công tác bảo quản các di tích, Trưởng ban VH-XH HĐND TP.Đà Nẵng Nguyễn Đình Khánh Vân cho biết một số hiện vật tiêu biểu tại các di tích chưa được bảo quản và giữ gìn theo kỹ thuật khoa học, phù hợp với quan điểm bảo tồn nên đã xảy ra tình trạng xuống cấp. Thậm chí là hiện vật bị mục nát, trong đó có sắc phong tại các đình An Khê, Phú Thượng, Phú Hạ, Lỗ Giáng.

Đà Nẵng cần tăng mức đầu tư cho văn hóa

TP.Đà Nẵng đang triển khai dự án cải tạo, mở rộng đền thờ Bà Thân Hạ Xứ (tại Q.Sơn Trà)

 

Đáng chú ý, theo ông Vân, quy hoạch phát triển chưa đồng bộ với công tác bảo tồn, tôn tạo di tích khiến nhiều di tích bị ảnh hưởng và xâm hại, như khu di tích K20, Mân Quang, Văn thánh Xuân Thiều - miếu Hàm Trung - miếu Trung Lập bị trũng thấp so với quy hoạch xung quanh. Một số di tích bị ảnh hưởng đến hướng nhìn, kiến trúc và cảnh quan xung quanh như đình Phong Lệ, mộ tiền hiền Thạc Gián... Nhiều dự án đầu tư nâng cấp, trùng tu, tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử triển khai còn chậm, ảnh hưởng đến việc hình thành sản phẩm du lịch văn hóa (dự án trùng tu, tôn tạo di tích khảo cổ Chăm Phong Lệ; dự án trùng tu, tôn tạo di tích thành Điện Hải...).

Đà Nẵng cần tăng mức đầu tư cho văn hóa

Bảo vật quốc gia phù điêu vũ nữ Apsara Trà Kiệu được trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

 

Trưởng ban VH-XH HĐND TP.Đà Nẵng cho rằng TP.Đà Nẵng cần khẩn trương xây dựng đề án tổng thể về trùng tu, bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa gắn với phát triển du lịch nhằm khắc phục tình trạng chỉ tập trung trùng tu, bảo tồn di tích mà chưa quan tâm đầu tư đồng bộ hạ tầng phục vụ phát triển du lịch (nhà đỗ xe, quầy hàng lưu niệm, các hoạt động phụ trợ kèm theo). Chính quyền thành phố cần có hướng dẫn cụ thể việc thành lập các tổ chức bảo vệ di tích, về chính sách tài chính cho các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa; có phương án bảo tồn các nhà cổ… 

 
 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

lịch phát sóng trên truyền hình

Thanh toán hóa đơn SCTV

Công công xuất cung - SCTV9

Không gian lạ - SCTV9

 

Không khoan nhượng - SCTV9

 

Thâm cung nội chiến - SCTV9

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...