Bộ VH-TT-DL nêu giải pháp bảo tồn di tích quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương

07:51 - 06/10/2024

Bộ VH-TT-DL vừa có văn bản gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam trả lời kiến nghị của cử tri về giải pháp bảo tồn di tích quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương.

Sáng 4.10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam cho biết đã nhận được công văn của Bộ VH-TT-DL trả lời kiến nghị của cử tri về giải pháp bảo tồn di tích quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương.

Bộ VH-TT-DL cho biết di tích Phật viện Đồng Dương (nằm ở thôn Đồng Dương, xã Bình Định Bắc, H.Thăng Bình, Quảng Nam) đã được xếp hạng quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 2499 ngày 12.12.2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ VH-TT-DL nêu giải pháp bảo tồn di tích quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương

Phật viện Đồng Dương chỉ còn tháp Sáng, nhưng nay cũng đã xuống cấp nghiêm trọng

ẢNH: MẠNH CƯỜNG

Vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam căn cứ Nghị định số 166 ngày 25.12.2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh để tiến hành lập nhiệm vụ quy hoạch và quy hoạch tu bổ, phục hồi di tích Phật viện Đồng Dương, trình các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

Bộ VH-TT-DL cũng cho biết thực hiện nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Bộ VH-TT-DL đã xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Ngày 13.9.2024, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL đã ký Tờ trình số 444 báo cáo Quốc hội xem xét, dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 8, trong đó có nội dung dự án thành phần về bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa.

Trong thời gian tới, sau khi chương trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trên cơ sở đề xuất của các địa phương, Bộ VH-TT-DL sẽ phối hợp các Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính tổng hợp danh mục các dự án đầu tư để bảo tồn, phát huy giá trị của các di sản văn hóa. Đồng thời, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động đưa kinh phí đầu tư cho lĩnh vực văn hóa vào kế hoạch trung hạn của địa phương cũng như huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện.

Trước đó, cử tri Quảng Nam đã gửi kiến nghị đến Bộ VH-TT-DL với nội dung di tích quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương đã xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ đổ sập do tác động bởi quá trình xâm thực, tàn phá của thời gian, thiên nhiên và chiến tranh. Vì vậy, cử tri tỉnh Quảng Nam đề nghị sớm quan tâm đầu tư bảo tồn và khôi phục di tích Phật viện Đồng Dương để phát huy giá trị văn hóa lịch sử và xứng tầm với vị trí di tích đã được nhà nước xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

Bộ VH-TT-DL nêu giải pháp bảo tồn di tích quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương

Trải qua hơn 10 thế kỷ, Phật viện Đồng Dương giờ chỉ còn là phế tích

ẢNH: MẠNH CƯỜNG

Mới đây, Báo Thanh Niên cũng có bài viết Khẩn cấp ứng cứu Phật viện Đồng Dương, ghi nhận thực trạng sau hơn 10 thế kỷ, thời gian, chiến tranh và bàn tay con người tàn phá đã khiến Phật viện Đồng Dương chỉ còn là phế tích.

Theo ghi nhận, hiện phật viện còn mảng tường tháp Sáng nhưng cũng đã xuống cấp nghiêm trọng, đang được chống đỡ khẩn cấp bởi những trụ sắt kiên cố để tránh nguy cơ đổ sập. Hoa văn dưới chân tháp bị rêu bụi phủ mờ; quanh khu di tích, cây dại mọc um tùm...

Ông Trương Công Hùng, Trưởng phòng VH-TT H.Thăng Bình, cho biết hiện cổng tháp Sáng đang xuống cấp trầm trọng, gạch vữa rơi rớt, có nguy cơ ngã đổ bất cứ lúc nào. Vì vậy, bằng mọi cách phải phục dựng, bảo vệ được cổng tháp Sáng, nếu mất luôn tháp Sáng là mất luôn di tích quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương.

Theo ông Hùng, Phật viện Đồng Dương giờ đã là phế tích rồi, nếu không khẩn thiết có kế hoạch trùng tu, bảo vệ thì sẽ mai một dần theo thời gian. Tuy nhiên, để tôn tạo, trùng tu được di tích quốc gia đặc biệt này thì cần có động thái từ Trung ương, vì kinh phí thực hiện rất lớn.

Theo nội dung tấm bia tìm thấy tại làng Đồng Dương, Phật viện Đồng Dương được vua Indravarman II xây dựng vào năm 875 để thờ vị Bồ tát bảo hộ cho vương triều là Laksmindra - Lokesvara. Đây là một trong những tu viện Phật giáo của vương quốc Chămpa, thuộc vào hàng tu viện lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á bấy giờ.

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Không gian lạ - SCTV9

 

Công công xuất cung - SCTV9

Không khoan nhượng - SCTV9

 

Thâm cung nội chiến - SCTV9

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...